Chủ tịch nước chủ trì hội thảo quốc gia về xây dựng Nhà nước pháp quyền

MINH QUÂN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, hướng tới một nền dân chủ, công bằng, công lý, hiện đại, nhân văn…

Phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân

Ngày 17.3, tại TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" chủ trì Hội thảo quốc gia lần thứ 3 với chủ đề “Những vấn đề mới, đột phá trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Đây là hội thảo quốc gia thứ ba được tổ chức, sau 2 hội thảo tại Hà Nội và Đà Nẵng.

Quang cảnh buổi Hội thảo.   Ảnh: TTXVN
Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tổng kết hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, qua một ngày làm việc, với nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, hội thảo đã thống nhất cao, rằng Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trên cơ sở thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, để bảo đảm bản chất dân chủ của nhà nước.

“Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quá trình Nhà nước ta thiết lập và vận hành những nguyên lý, đặc trưng phổ quát, tiến bộ của Nhà nước pháp quyền hiện đại, mang định hướng xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, do Đảng lãnh đạo nhằm mục tiêu phát triển đất nước mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Từ đó, Chủ tịch nước khẳng định, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đại hội XIII của Đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân.

Chủ tịch nước nêu mục tiêu phấn đấu đến năm 2045 hoàn thiện cơ bản mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo; lấy phát triển con người làm trung tâm; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm chủ quyền nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, có hiệu lực cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nhà nước pháp quyền bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính; có bộ máy nhà nước tinh gọn, thống nhất, hoạt động hiệu lực hiệu quả, có nền quản trị quốc gia hiện đại, kiến tạo phát triển, văn hóa pháp luật, ý thức pháp luật của xã hội được nâng cao. Nền pháp luật được người dân tin tưởng, ủng hộ, ở đó chủ quyền nhân dân là tối cao; xã hội công khai minh bạch dân chủ, tuân thủ pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.

Đột phá trong 3 khâu

Về các đột phá chiến lược, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng để chủ quyền nhân dân, quyền con người, quyền công dân, công bằng, công lý được thực thi thì phải tạo được đột phá trong 3 khâu: Xây dựng và hoàn thiện thể chế; Tổ chức quyền lực Nhà nước; Cải cách tư pháp.

Những ý kiến nêu ra tại Hội thảo về những nhiệm vụ, giải pháp mới, đột phá cụ thể rất phong phú, đa diện, bao quát nhiều vấn đề, lĩnh vực liên quan đến đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: đổi mới lập pháp, chế định nguyên thủ quốc gia, Hiến pháp, kiểm soát quyền lực nhà nước, cải cách tư pháp, cải cách hành pháp và cải cách hành chính; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm quyền con người, nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí truyền thông và Nhân dân…

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục đóng góp thêm nhiều ý kiến sâu sắc hơn, cụ thể, chi tiết hơn trong các buổi tọa đàm, giúp Ban Chỉ đạo hoàn thành Đề án để trình Trung ương vào tháng 10.2022.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự hội thảo.   Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiều ý kiến khẳng định đây là thời cơ rất thuận lợi, với những điều kiện chín muồi để tạo bước tiến mới, đột phá trong đổi mới hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định quyết tâm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, hướng tới một nền dân chủ, công bằng, công lý, hiện đại, nhân văn…

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước: Nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền phải sát thực tiễn hơn

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đề cương và các nội dung nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo tính chính trị, lý luận và thực tiễn. Cần nâng lên tầm cao mới đối với những nghiên cứu đã có, sao cho sát thực tiễn để phục vụ người dân tốt hơn.

Chủ tịch nước làm việc với các nhà khoa học về xây dựng Nhà nước pháp quyền

THEO TTXVN |

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; trình Trung ương cho ý kiến.

Thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

THEO TTXVN |

Sáng 9.6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương - đã có cuộc họp với các cơ quan liên quan về Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Chủ tịch nước: Nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền phải sát thực tiễn hơn

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đề cương và các nội dung nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo tính chính trị, lý luận và thực tiễn. Cần nâng lên tầm cao mới đối với những nghiên cứu đã có, sao cho sát thực tiễn để phục vụ người dân tốt hơn.

Chủ tịch nước làm việc với các nhà khoa học về xây dựng Nhà nước pháp quyền

THEO TTXVN |

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; trình Trung ương cho ý kiến.

Thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

THEO TTXVN |

Sáng 9.6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương - đã có cuộc họp với các cơ quan liên quan về Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.