Chống thất thoát, lãng phí trong quản lý tài sản công: Chế tài có đủ, vấn đề là cách tổ chức thực hiện

Anh Huy |

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính. Thời gian gần đây, công tác quản lý, sử dụng tài sản công ngày càng đi vào thực chất, mang lại nhiều tín hiệu tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, vi phạm và bất cập xảy ra tại một số địa phương, đơn vị.

Tài sản công từ nhà, đất chiếm khoảng 12% tổng thu hằng năm

Báo cáo Chính phủ về công tác quản lý, sử dụng tài sản công năm 2021 của Bộ Tài chính cho thấy, tới nay, thông qua các nguồn thu từ khai thác, xử lý tài sản công, nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất năm 2021 đã cho số thu từ đất đạt gần 200 nghìn tỉ đồng. Đây là con số không nhỏ trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay, và hoạt động quản lý tài sản công đã tạo ra nguồn thu từ nhà, đất hàng năm chiếm khoảng 12% tổng thu hằng năm.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 29.564 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan Trung ương. Đây là hoạt động quản lý nhằm bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi sắp xếp lại, đồng thời xử lý kịp thời trụ sở, tài sản khác dôi dư, tránh thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của nhà nước.

Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu, từng bước nắm chắc, đầy đủ hiện trạng và tình hình biến động của tài sản công; tạo ra cơ chế phân công, phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp...

Trong năm 2022, Bộ Tài chính đặt trọng tâm công tác quản lý tài sản công vào việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết; đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công; hướng dẫn xử lý các vấn đề về trưng mua, trưng dụng tài sản, tiếp nhận tài sản cho tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch; chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công...

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ

Trong thực tế hiện nay, tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị, công tác quản lý tài sản công đã xảy ra một số sai phạm. Cụ thể như tại tỉnh Bắc Giang, Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bắc Giang đã tự ý thế chấp trụ sở cơ quan nhà nước để vay vốn ngân hàng. Tại tỉnh Đồng Tháp, việc mua sắm tài sản giai đoạn 2017 - 2020 đã có nhiều vi phạm trong công tác đấu thầu…

Trước những tồn tại nêu trên, theo ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản đã được thiết lập một cách tương đối đầy đủ, đồng bộ và có tính răn đe. Vấn đề là ở khâu tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, địa phương.

Theo ông Thịnh, để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg năm 2019, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện nghiêm Nghị định số 63/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, vị này cho biết, Bộ cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc, cảnh báo về vấn đề sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, về mua sắm tập trung... Với trách nhiệm của mình, phía Cục Quản lý công sản đang nghiên cứu, tham mưu cho Bộ có văn bản khuyến cáo các bộ, ngành, địa phương để tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công…

Theo một số chuyên gia, để tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính phải tăng cường công tác đấu thầu rộng rãi, công khai mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; Tập trung chỉ đạo, xử lý ngay các trường hợp mua sắm tài sản có sử dụng vốn nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, làm rõ và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan. Bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm tài sản; hạn chế tối đa việc chỉ định thầu trong mua sắm tài sản.

Cùng với các giải pháp nêu trên, theo chuyên gia kinh tế - PGS Đinh Trọng Thịnh, công tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện công tác mua sắm tài sản phải được đẩy mạnh để có chỉ đạo, điều hành sử dụng dự toán ngân sách nhà nước hiệu quả, tránh lãng phí dự toán đã được giao; Bộ Tài chính phải chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự toán mua sắm theo đúng tiến độ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.

Nhiều chế tài xử phạt vi phạm quản lý tài sản công

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019, Nghị định số 102/2021 quy định cụ thể về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và trách nhiệm tổ chức thi hành đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Đối với tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn; chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định thì sẽ bị thu hồi.

Anh Huy
TIN LIÊN QUAN

Không để lãng phí, thất thoát tài sản công khi sắp xếp đơn vị hành chính

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội lưu ý khi sắp xếp đơn vị hành chính cần xây dựng báo cáo độc lập và chi tiết, tránh tình trạng lãng phí và kể cả thất thoát tài sản công. Đồng thời làm rõ lộ trình giải quyết xong dôi dư cán bộ cấp huyện, xã sau sắp xếp.

Không sử dụng phương tiện, tài sản công trái quy định vào lễ hội, vui chơi

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp. Không dự các lễ hội nếu không được phân công. Không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan. Không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi...

Từ 15.1 các bộ, ngành, địa phương phải khai báo tài sản công

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính đưa vào vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để phục vụ công tác quản lý và từng bước thay thế thông tin dạng giấy.

Trường hợp nào chiếm đoạt tài sản công chỉ bị xử phạt hành chính?

thu phương |

Nhiều trường hợp chiếm đoạt tài sản của Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi, vậy có trường hợp nào chỉ bị xử phạt hành chính không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Không để lãng phí, thất thoát tài sản công khi sắp xếp đơn vị hành chính

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội lưu ý khi sắp xếp đơn vị hành chính cần xây dựng báo cáo độc lập và chi tiết, tránh tình trạng lãng phí và kể cả thất thoát tài sản công. Đồng thời làm rõ lộ trình giải quyết xong dôi dư cán bộ cấp huyện, xã sau sắp xếp.

Không sử dụng phương tiện, tài sản công trái quy định vào lễ hội, vui chơi

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp. Không dự các lễ hội nếu không được phân công. Không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan. Không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi...

Từ 15.1 các bộ, ngành, địa phương phải khai báo tài sản công

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính đưa vào vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để phục vụ công tác quản lý và từng bước thay thế thông tin dạng giấy.

Trường hợp nào chiếm đoạt tài sản công chỉ bị xử phạt hành chính?

thu phương |

Nhiều trường hợp chiếm đoạt tài sản của Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi, vậy có trường hợp nào chỉ bị xử phạt hành chính không?