Chống tham nhũng, tiêu cực trong quy hoạch đất đai

Vương Trần - Đặng Chung |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, vừa qua chuyện giàu lên vì đất rất nhiều nhưng tù tội vì đất cũng rất nhiều, kỷ luật Đảng vì đất cũng rất nhiều. Cho nên yêu cầu đặt ra là phải chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai ở các cấp các ngành.

Chống tham nhũng, tiêu cực trong quy hoạch đất đai

Một trong những nội dung thảo luận tổ chiều nay (29.10) tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá XV đó là Dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).

Cho ý kiến về vấn đề quy hoạch đất đai, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quy hoạch đất đai là nền tảng quan trọng để phát triển các loại hình khác trong tái cơ cấu.

“Nước ta "tam sơn, tứ hải, nhất đẳng điền". Diện tích chỉ hơn 300 nghìn km2 nhưng dân số tới 100 triệu người, là một trong những nước có bình quân đất đai rất thấp. Chính vì vậy sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả đất đai là điều rất quan trọng. Phải dành đất cho thế hệ cháu con chúng ta”, Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại thảo luận tổ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại thảo luận tổ.

Theo Chủ tịch nước, đất không sinh ra nên một yêu cầu lớn, lâu dài là phải quản lý có hiệu quả. Xã hội hoá, tư nhân hoá cái gì nhưng cái gì nhà nước cần phải quản lý, giữ cho mãi mãi những đời sau thì phải quản lý. Không được vô nguyên tắc  trong quy hoạch đất đai.

“Vừa qua chuyện giàu lên vì đất rất nhiều nhưng tù tội vì đất cũng rất nhiều, kỷ luật Đảng vì đất cũng rất nhiều. Cho nên yêu cầu đặt ra là phải chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai ở các cấp các ngành”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Cho rằng việc dành đất cho kinh tế là quan trọng, song Chủ tịch nước lưu ý việc dành đất cho văn hoá và môi trường sống của người dân cũng rất cần thiết, cần phải có một quy hoạch đồng bộ. Ông tán thành việc giữ lại 3,5 triệu ha quy hoạch cho đất lúa. Cần tạo ra không gian, chính sách để sử dụng linh hoạt, chặt chẽ.

Chủ tịch nước cũng nhắc đến việc cần thiết phải có 15 triệu ha trồng rừng để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đạt độ bao phủ rừng 42-43%. Ông đề nghị tiếp tục phát động chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, tương đương với 6 triệu ha rừng để tạo ra môi trường sống hài hoà.

Chủ tịch nước đánh giá cao hướng dành đất cho phát triển công nghiệp. Những vùng sử dụng đất kém hiệu quả, vùng đồi, vùng không trồng lúa 2 vụ trở lên được thì nên quy hoạch để làm công nghiệp, dịch vụ.

Về một số biện pháp cần thực hiện, Chủ tịch nước cho rằng ngoài chống tiêu cực, tham nhũng trong quy hoạch đất đai thì vấn đề cải cách hành chính cũng rất quan trọng khi thủ tục đất đai còn rất phiền hà. Ngoài ra, phải ứng dụng công nghệ, có cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai rõ hơn, giống như cơ sở dữ liệu dân cư.

"Những ứng dụng công nghệ phải được đặt ra mạnh mẽ hơn cho quá trình quản lý đất đai ở Việt Nam", Chủ tịch nước nói.

Xem xét lại quy hoạch sử dụng đất đô thị

Thảo luận nội dung này, Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm, việc dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) cần được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với đất dành cho trồng lúa, phát triển ngành Nông nghiệp phải được bảo vệ. Quy hoạch về đất trồng lúa cần được đề cập rõ ràng hơn trong Tờ trình về kế hoạch sử dụng đất quốc gia của Chính phủ.

Bên cạnh việc việc bảo vệ quỹ đất dành cho trồng lúa và phát triển ngành Nông nghiệp, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, trong dự kiến kế hoạch sử dụng đất cũng cần chú ý đến quỹ đất dành cho phát triển các khu kinh tế.

Trong đó, đất dành cho phát triển các khu công nghiệp tăng là cần thiết. Riêng khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu phải được chú trọng. Vì việc dành quỹ đất cho những nơi này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển mạnh nền kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trong Dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra cần xem xét lại quy hoạch sử dụng đất đô thị. Bởi thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều quỹ đất dành cho phát triển đô thị lại bị bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, quy hoạch sử dụng đất quốc gia gắn với quy hoạch xây dựng ở từng vùng, khu chức năng và sự phát triển ở các địa phương.

Việc quy hoạch sử dụng đất nên chia theo ở cấp Trung ương và địa phương có sự quản lý, tổ chức khác nhau và rõ ràng. Để thực hiện được việc này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với các địa phương trong việc thống kê quỹ đất, nhu cầu sử dụng đất ở các địa bàn, ngành nghề.

Vương Trần - Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ quyền chủ sở hữu toàn dân, khung giá đất khi sửa đổi Luật Đất đai

Phạm Đông |

Các ý kiến tại hội nghị đã kiến nghị cần phải đổi mới việc xác định khung giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm quyền lợi và sinh kế của người dân sau thu hồi đất; áp dụng nguyên tắc đồng thuận theo đa số.

Xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh trước 15.9

Vương Trần |

Công điện của Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15.9.2021.

Tìm giải pháp đột phá giảm tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng yêu cầu phải tìm ra các giải pháp mang tính đột phá nhằm giảm tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện có liên quan đến đất đai; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất.

Cứu thành công cháu bé 9 tuổi bị mắc kẹt ở khe hẹp giữa 2 nhà

Văn Đức |

Lào Cai - Lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công cháu bé bị mắc kẹt giữa 2 tường nhà sau 30 phút.

Bình Dương: 1 giám đốc trung tâm đăng kiểm làm việc với cơ quan điều tra

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 13.1, trên mạng xôn xao tin đồn giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Bình Dương bị khởi tố, bắt giam để điều tra vi phạm liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ ở các trung tâm đăng kiểm ở nhiều tỉnh, thành phố.

Khánh thành cầu trị giá hơn 2 tỉ do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ

NHÓM PV |

Cần Thơ - Chiều 13.1, cầu kênh A7 ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, do Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng Lao Động tài trợ xây dựng đã chính thức được khánh thành.

Nghề làm bánh phồng tôm truyền thống 3 đời tất bật sản xuất bán Tết

TẠ QUANG |

Vào những ngày cận Tết, cơ sở bánh gia truyền 3 đời nức tiếng tại TP. Cần Thơ “bánh phồng tôm Dương gia” lại tất bật sản xuất bánh bán Tết và kiếm thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Thang máy chung cư rơi ở Nha Trang: Yêu cầu công khai chất lượng kiểm định

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi mời chủ đầu tư lên làm việc, Sở Xây dựng Khánh Hòa đã yêu cầu có báo cáo khắc phục sự cố thang máy rơi. Trước mắt, Sở yêu cầu chủ đầu tư công khai thông tin kiểm định các tháng máy để người dân giám sát.

Làm rõ quyền chủ sở hữu toàn dân, khung giá đất khi sửa đổi Luật Đất đai

Phạm Đông |

Các ý kiến tại hội nghị đã kiến nghị cần phải đổi mới việc xác định khung giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm quyền lợi và sinh kế của người dân sau thu hồi đất; áp dụng nguyên tắc đồng thuận theo đa số.

Xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh trước 15.9

Vương Trần |

Công điện của Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15.9.2021.

Tìm giải pháp đột phá giảm tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng yêu cầu phải tìm ra các giải pháp mang tính đột phá nhằm giảm tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện có liên quan đến đất đai; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất.