Chống rác thải nhựa: Quyết không để “đầu voi, đuôi chuột”

Hà Vương - Hạ Thế |

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nylon dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn. Mục tiêu đó có nguy cơ không đạt, trong khi các khu chợ khác vẫn “vô tư” dùng đồ nhựa, túi nylon.

“Nhắm mắt bỏ qua”, vẫn dùng túi nylon, đồ nhựa vì tiện lợi

Gần trưa, các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội đông khách hơn, mỗi người một xách nặng tay với cả chục chiếc túi nylon trong mỗi lần đi chợ, túi đựng rau, túi đựng thịt, mua cá thì phải lồng 2-3 túi cho khô ráo.

Các quầy hàng ở chợ dân sinh gần như 100% sử dụng túi nylon thông thường để đựng đồ cho khách hàng. Lý giải về thói quen này, một chủ cửa hàng bán thịt tại chợ Dịch Vọng cho hay, do mức giá mua các sản phẩm túi nylon thông thường và túi nylon sinh học tự hủy có sự chênh lệch cao, trong khi hằng ngày cần rất nhiều túi để sử dụng nên họ vẫn “nhắm mắt bỏ qua”.

“Mất từ 80 - 100.000 đồng để mua được 1kg túi nylon sinh học tự hủy, còn túi nylon thông thường chỉ có giá rất rẻ từ 20-35.000/1kg. Vì vậy túi nylon thông thường vẫn được dùng phổ biến. Nếu người mua hàng tự mang làn nhựa, các loại túi giấy đến mua thì chúng tôi cũng rất ủng hộ”, người bán hàng này cho hay.

Anh Cao Thành Đạt - một nhân viên văn phòng - cho biết, thường ngày sau khi tan ca anh sẽ ghé qua chợ để mua đồ, việc cầm theo túi đựng cá nhân hay làn nhựa là không thể vì bất tiện, nên anh vẫn sử dụng túi nylon thông thường mà các chủ hàng đưa. “Tôi biết những tác hại của việc sử dụng túi nylon đối với môi trường, nhưng làm sao được, nó là lựa chọn tiện lợi nhất đối với mình trong những lần đi chợ như thế này” - anh Đạt cho biết.

Còn theo ghi nhận tại các siêu thị, chuỗi siêu thị Big C vừa qua thí điểm sử dụng lá chuối để bọc sản phẩm như cần tây, măng tây xanh, rau ngò, rau húng, rau diếp cá, rau răm, rau thơm, thì là, ngò gai... Đến nay, phương pháp này vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, túi nylon thông thường vẫn là lựa chọn phổ biến hơn cả.

Sẽ có chính sách thu phí đồ dùng một lần không phân huỷ được

Theo chuyên gia môi trường Hoàng Dương Tùng, chúng ta đã phát động một phong trào chống rác thải nhựa, thể hiện sự cam kết từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Đã có nhiều hoạt động, phong trào đặt ra, nhiều sáng kiến, dự án, sự tham gia của cộng đồng, đây là điều rất tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm phải suy nghĩ. Theo ông Tùng, cần có biện pháp mạnh mẽ để giảm thiểu được túi nylon từ các chợ dân sinh hằng ngày. Chúng ta cũng đã hạn chế được việc dùng chai nhựa, ống hút nhưng ở các chợ dân sinh là một khối lượng lớn túi nylon.

“Đặc biệt là thời điểm dịch COVID-19, cuộc sống hiện đại hiện nay chúng ta sử dụng nhiều dịch vụ giao hàng, từ việc ăn uống, có thể dễ dàng đặt được đồ khắp nơi. Nhưng chưa nhìn thấy rằng làm thế nào để giảm thiểu rác nhựa từ hộp xốp, túi nylon” - ông Tùng cho hay.

Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, chúng ta không còn hô hào nữa. Trên thực tế, cuộc vận động, phát động của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, các bộ ngành và các địa phương, các tổ chức trong hệ thống chính trị thì việc không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần đã có nhiều chuyển biến.

Chúng ta có thể thấy hình ảnh ở nhiều nơi, nhiều cơ quan, đơn vị thì việc sử dụng những chai nhựa sử dụng một lần đã giảm đi nhiều. “Tất nhiên, việc đó phải đi cùng với việc nhận thức của người dân. Và với nhận thức của người dân như vậy thì chúng ta theo kịp các chính sách như thế nào? Từ chuyện nhận thức không sử dụng đến việc chúng ta sẽ hạn chế việc sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh nhất vẫn là người tiêu dùng thông thái. Chúng ta có được hiệp hội để thu gom và tái chế, xác định được trách nhiệm là tái chế, tái sử dụng và đồng thời tính tới hướng hình thành các cơ chế. Ví dụ các loại đồ dùng 1 lần mà không phân huỷ được chúng ta sẽ có chính sách thu phí, đánh vào phí, để chúng ta tác động vào người sản xuất và người tham gia vào chuỗi cung ứng và thương mại. Tuy nhiên, người tiêu dùng thông minh vẫn là quyết định” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở các cửa hàng, ở chợ, người tiêu dùng vẫn quyết định việc ấy. Bây giờ nhiều siêu thị cũng hưởng ứng, đưa ra những hình thức người tiêu dùng mang túi sử dụng nhiều lần. Điều này cần phải được phát huy, sự hưởng ứng của người dân, các bên như nhà sản xuất, nhà thương mại.

Hiện nay, thế giới cũng đang phát động thay đổi kinh tế nhựa, để làm sao chuyển đổi từ kinh tế nhựa này để tái chế, tái sử dụng để sản phẩm đưa ra có thể sử dụng nhiều lần, vòng đời sử dụng lâu hơn.

TPHCM: Cơ quan công quyền sẽ không dùng đồ nhựa khó phân hủy

Tại TPHCM, từ ngày 1.8.2019, UBND TPHCM đã yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố phải có kế hoạch cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong cuộc họp, hội nghị, hội thảo và hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.

Tại Sở Lao động - Thương binh và Xã Hội TPHCM, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở cho biết, nước uống đóng chai loại 350-500ml và các đồ nhựa dùng một lần khác tại sở đã chính thức “biến mất” từ ngày 1.8.2019.

Theo số liệu của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, mỗi ngày TPHCM thu gom khoảng 1.800 tấn rác thải nhựa (túi nylon, chai, ly, muỗng, ống hút nhựa, hộp xốp…) nhưng chỉ có khoảng 200 tấn được thu hồi tái chế (chiếm khoảng 11%), số còn lại đổ ra môi trường như kênh rạch, cống thoát nước…

Ông Cao Văn Tuấn - Trưởng phòng Công nghệ Môi trường và Kiểm tra chất lượng của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (CITENCO), cho biết, công ty đã đề xuất lập hệ thống thu mua chất thải nhựa nhằm chung tay giải bài toán thu gom, tái chế chất thải nhựa trên toàn TPHCM.

Theo đó, 2 trạm trung chuyển rác hiện nay của CITENCO đặt tại quận 11 và Gò Vấp với công suất 1.000 tấn rác/trạm/ngày là nơi tiếp nhận khối lượng lớn rác từ lực lượng rác dân lập, nếu cho CITENCO thu mua chất thải nhựa từ lực lượng này sẽ thu về con số không hề nhỏ. Ngoài 2 trạm này, CITENCO sẽ thiết lập các vệ tinh trên toàn TP, với giá thu mua cạnh tranh với các điểm ve chai, công ty tin rằng lượng rác nhựa thu về khoảng 100-200 tấn/ngày, đủ mang vào nhà máy phân loại và tái chế. Minh Quân

Hà Vương - Hạ Thế
TIN LIÊN QUAN

"Rác thải điện tử khi đốt cùng các rác thải nhựa có thể tạo ra Dioxin"

Phương Anh - Tùng Giang - Phạm Dung |

Liên quan đến vụ việc đổ trộm rác thải điện tử độc hại xảy ra trên địa bàn thôn Yên Thịnh (xã Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), trao đổi với Lao Động, PGS. TS. Phùng Chí Sỹ nhận định, rác thải điện tử khi đốt cùng các rác thải nhựa không được kiểm soát và xử lý có thể tạo ra Dioxin.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

"Rác thải điện tử khi đốt cùng các rác thải nhựa có thể tạo ra Dioxin"

Phương Anh - Tùng Giang - Phạm Dung |

Liên quan đến vụ việc đổ trộm rác thải điện tử độc hại xảy ra trên địa bàn thôn Yên Thịnh (xã Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), trao đổi với Lao Động, PGS. TS. Phùng Chí Sỹ nhận định, rác thải điện tử khi đốt cùng các rác thải nhựa không được kiểm soát và xử lý có thể tạo ra Dioxin.