Chống dịch COVID-19: Diễn biến mới phải có biện pháp mới

THEO CHINHPHU.VN |

Căn cứ thực tiễn diễn biến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19), các chuyên gia y tế cho rằng trước những diễn biến mới, chúng ta phải có giải pháp mới.

Ngày 24.2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Phát biểu tại cuộc họp, GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới đã có những bước chuyển mới, do đó chúng ta phải có giải pháp ứng phó mới.

Ông Cường lý giải, trước đây khi ứng phó dịch bệnh, chúng ta căn cứ vào nơi xuất phát dịch là Vũ Hán (Trung Quốc) để triển khai các biện pháp. Thực tiễn, thời gian qua, Trung Quốc cũng đã triển khai các giải pháp quyết liệt ngăn chặn nguồn bệnh lan rộng từ Vũ Hán, qua đó các tỉnh khác của Trung Quốc về cơ bản cũng kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh đã có những chuyển biến khó lường khi xuất hiện các ca bệnh và bệnh nhân tử vong ở Hàn Quốc, Italy, Iran.

GS.TS Lê Quang Cường: Phải phát huy tối đa vai trò của nhân dân, tai mắt của nhân dân trong việc phát hiện những trường hợp bất thường để cách ly từ tổ dân phố, thôn bản. Ảnh: VGP/Đình Nam
GS.TS Lê Quang Cường: Phải phát huy tối đa vai trò của nhân dân, tai mắt của nhân dân trong việc phát hiện những trường hợp bất thường để cách ly từ tổ dân phố, thôn bản. Ảnh: VGP/Đình Nam

Ông Cường nhấn mạnh rằng: Nguyên tắc bất di bất dịch trong phòng chống dịch bệnh của chúng ta là “phát hiện sớm, cách ly và khoanh vùng”. Với nguyên tắc đó, chúng ta đã triển khai các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh mạnh hơn, sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nước… nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ngay từ đầu. Nhờ đó, đến thời điểm hiện tại, kết quả phòng, chống dịch chúng ta đạt được là khả quan,…

Tuy nhiên, hiện nay diễn biến dịch bệnh đã có những yếu tố mới là đã xuất hiện thêm nhiều quốc gia có nhiều người mắc bệnh. Đơn cử tại Hàn Quốc, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc rất nhiều. Do đó cần có giải pháp mới cho phù hợp tình hình.

Theo Cường, để ngăn ngừa dịch bệnh, bên cạnh việc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, sàng lọc những người thuộc diện nghi ngờ để tiến hành cách ly y tế theo quy định, thì cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở trong công tác này.

“Giờ là lúc chúng ta phải phát huy tối đa vai trò của nhân dân, tai mắt của nhân dân trong việc phát hiện những trường hợp bất thường để cách ly từ tổ dân phố, thôn bản” – ông Cường nhấn mạnh và đề nghị các cấp có thẩm quyền phải đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, địa phương trong việc rà soát, sàng lọc, phát hiện các trường hợp nghi ngờ để tổ chức cách ly y tế, khoanh vùng dập dịch theo quy định.

Chia sẻ quan điểm của GS.TS Lê Quang Cường, dẫn lời Giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) cho rằng, chúng ta phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất để “hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh”.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, nhận định của Tổng Giám đốc WHO cho rằng "cánh cửa chặn dịch đang hẹp lại", vì ban đầu WHO cho rằng chủ yếu dịch này có nguồn gốc từ Trung Quốc, bây giờ đã sang nhiều nước, trong đó có những nước hệ thống y tế dự phòng kém,... thậm chí có những nơi không rõ nguồn bệnh xuất phát từ đâu. Nên việc phòng chống rất khó.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đối với Hàn Quốc, ổ dịch chủ yếu xuất phát từ một cơ sở tôn giáo và một bệnh viện. Dù Hàn Quốc rất mạnh về y tế dự phòng, nhưng như truyền thông phản ánh việc quản lý hành vi ban đầu chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt dẫn đến dịch bệnh lây lan. Trong khi đó Việt Nam kiểm soát hành vi chặt chẽ ngay từ đầu (kiểm soát đường biên, cửa khẩu, khuyến cáo không tập trung nơi đông người, dừng các lễ hội,…).

 
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh VGP

Trước tình hình dịch bệnh đang lây lan mạnh ở một số nước, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, đối với Việt Nam, giải pháp kiểm soát hành vi của người dân dân, của cộng đồng vẫn là ưu tiên hàng đầu.

"Nguyên lý chống dịch nào cũng vậy thôi, vẫn phải phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng. Đương nhiên phải khoanh vùng hợp lý theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào tình hình dịch, không để chống dịch ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội", ông Trần Đắc Phu trao đổi.

Theo đó, bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, đường biên giới, cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở, thậm chí đến tận thôn, bản để sớm phát hiện, ngăn ngừa và tổ chức cách ly, dập dịch hiệu quả.

Đồng thời cơ quan chức năng phải thực hiện thật tốt việc giám sát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám chữa bệnh (cả tư nhân, công lập). Các ý kiến tại cuộc họp đặc biệt lưu ý đến việc phải giám sát những trường hợp nghi ngờ (biểu hiện sốt, ho) đến khám, điều trị tại cơ sở y tế tư nhân để không bỏ sót ca nghi nhiễm, "né" cách ly.

THEO CHINHPHU.VN
TIN LIÊN QUAN

Nhân viên nhà bếp nhiễm COVID-19 chia đồ ăn cho gần 200 học sinh tiểu học

Hải Anh |

Một phụ nữ Hokkaido, Nhật Bản phụ trách cung cấp bữa ăn cho các lớp học ở một trường tiểu học nhiễm virus Corona mới (COVID-19).

Gần 1.000 giường các khu cách ly tập trung sẵn sàng cho phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Ngoài bệnh viện dã chiến công suất 300 giường ở huyện Củ Chi đang hoạt động, 24/24 quận, huyện tại TPHCM đã hoàn thành cơ sở cách ly tập trung với công suất 657 giường phòng COVID-19.

Giám sát phòng chống dịch COVID-19 tại khu nhà trọ công nhân

Nam Dương |

LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, phòng chống dịch COVID-19 tại một số CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, khu nhà trọ công nhân.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nhân viên nhà bếp nhiễm COVID-19 chia đồ ăn cho gần 200 học sinh tiểu học

Hải Anh |

Một phụ nữ Hokkaido, Nhật Bản phụ trách cung cấp bữa ăn cho các lớp học ở một trường tiểu học nhiễm virus Corona mới (COVID-19).

Gần 1.000 giường các khu cách ly tập trung sẵn sàng cho phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Ngoài bệnh viện dã chiến công suất 300 giường ở huyện Củ Chi đang hoạt động, 24/24 quận, huyện tại TPHCM đã hoàn thành cơ sở cách ly tập trung với công suất 657 giường phòng COVID-19.

Giám sát phòng chống dịch COVID-19 tại khu nhà trọ công nhân

Nam Dương |

LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, phòng chống dịch COVID-19 tại một số CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, khu nhà trọ công nhân.