Chọn mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đặc khu: Vẫn chưa ngã ngũ

HẢI THẮNG |

Ngày 11.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đơn vị HCKTĐB). Vấn đề xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị HCKTĐB nhận được sự quan tâm và tranh luận của nhiều đại biểu.

3 phương án về mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đưa ra 3 phương án về mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị HCKTĐB. Theo đó, phương án 1 (thực hiện thiết chế Trưởng Đơn vị HCKTĐB). Phương án này có ưu điểm: Bảo đảm tinh gọn bộ máy, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, năng động, linh hoạt, điều hành nhanh nhạy; xác định rõ và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, khắc phục được tình trạng “núp bóng” tập thể để né tránh trách nhiệm; có tính đột phá mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về xây dựng các đơn vị HCKTĐB với “thể chế vượt trội”, nhằm “thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị”.

Các hạn chế chủ yếu của phương án 1 là: Không bảo đảm quyền đại diện của nhân dân, nguyên tắc nhân dân lập ra chính quyền, cơ quan quyền lực bầu cơ quan hành chính; dễ dẫn đến nguy cơ lạm quyền do chính quyền được tổ chức “đặc biệt”, tập trung vào một cá nhân, được phân quyền, phân cấp rất lớn nhưng thiếu cơ chế giám sát của cơ quan đại diện dân cử cùng cấp, không bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực “vượt trội” tương xứng, hiệu quả.

Phương án 2 (chính quyền đơn vị HCKTĐB gồm có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tương tự như ở các đơn vị hành chính hiện nay). Còn phương án 3 (kết hợp các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm của phương án 1 và phương án 2). Theo phương án này, chính quyền địa phương ở đơn vị HCKTĐB là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân đơn vị HCKTĐB (gọi tắt là Hội đồng đặc khu) và Ủy ban nhân dân đơn vị HCKTĐB (gọi tắt là Ủy ban đặc khu) được tổ chức tinh gọn, chỉ quyết định một số vấn đề quan trọng, mang tính định hướng lớn, còn chủ yếu tập trung phân quyền, phân cấp thẩm quyền quản lý, điều hành ở đơn vị HCKTĐB cho Chủ tịch Ủy ban đặc khu.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, trên cơ sở kết quả thảo luận, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết về từng phương án tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đơn vị HCKTĐB. Kết quả có 3/12 thành viên tán thành phương án 1; Không có thành viên nào tán thành phương án 2; và 9/12 thành viên tán thành phương án 3.

Chưa thống nhất về mô hình tổ chức chính quyền đặc khu

Tuy nhiên qua thảo luận, nhiều thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa thống nhất chọn phương án nào. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt chọn phương án 1. Đồng thời cho rằng cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu là trưởng đặc khu, và giám sát quyền lực cho hiệu quả. “Có đủ bộ máy chưa chắc đã giám sát cao mà quan trọng là đặt vấn đề giám sát vào đâu sao cho hiệu quả” - ông Việt nói.

Cùng chung quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng cho rằng, muốn đột phá thì theo phương án 1 để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cũng như bộ máy tinh gọn hiệu quả. Không có HĐND ở đó thì đã có HĐND cấp tỉnh giám sát. Như trong quân sự, giặc đến rồi phải quyết ngay phương pháp đánh, và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Chứ bàn mỗi người mỗi ý thì đánh thế nào?. Đặc khu cũng như vậy, phải cho trưởng đặc khu được quyền quyết định và chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, Ủy ban Pháp luật nghiêng về phương án 3 là có lý. Bởi Hiến pháp là luật gốc, là nguyên tắc cứng nên mọi thứ phải xoay quanh trục đó, không được mở.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phương án nào cũng có mặt ưu, mặt khuyết. Hiến pháp là luật gốc không có độ mở. Nếu chọn phương án 1 có cái chưa rõ, quyền hạn của trưởng đặc khu khá rộng với 11 lĩnh vực, nhiều quyền mà không có sự giám sát của HĐND nên nhiều ý kiến lo ngại.

Còn phương án 3 có sự dung hòa nhưng cũng cần nghiên cứu thêm. Tháng tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần nữa. Cần thiết thì Ban cán sự Đảng Chính phủ và Ban Cán sự Đảng Quốc hội cùng họp bàn để thống nhất, sau đó xin ý kiến Bộ Chính trị.

Cho thuê đất 99 năm là không cần thiết

Nói về những chính sách ưu đãi nổi trội ở đơn vị HCKTĐB như: Thuế giảm từ 20% xuống còn 10%, thời gian cho thuê đất từ 70 năm đưa lên 99 năm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, đất đáng ra phải thuê nhưng giờ lại miễn là những tư duy cũ của cách đây 30 năm, và hiện giờ không còn phù hợp. Hiện chúng ta chưa giảm thuế thì họ đã vào đầu tư rồi chứ không phải chờ giảm mới vào. “Vậy giờ có nên đặt vấn đề giảm để thu hút đầu tư?” - ông Hiển nói đồng thời cho rằng, cần chọn lựa nhà đầu tư chiến lược để vào đầu tư và phát triển chứ không phải cái gì cũng cho vào. Cho nên thời gian cho thuê đất kéo dài 99 năm là không cần thiết. Quan trọng là cơ chế thông thoáng để thu hút nhà đầu tư, còn nếu giảm thuế đất thì cũng giảm có thời hạn. H.T

HẢI THẮNG
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, du lịch ở Bến Tre có gì hấp dẫn?

Thành Nhân |

Tại tỉnh Bến Tre với nhiều điểm du lịch sinh thái, trong đó, có du lịch tái tạo, săn bắt tôm trên các con sông và thưởng thức tại chỗ. Đây sẽ là trải nghiệm giúp du khách có được kỳ nghỉ tuyệt vời trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.