Chợ, bệnh viện xây xong không được đưa vào sử dụng gây lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Cơ quan thẩm tra cho rằng báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 còn thiếu các công trình như chợ xây xong không sử dụng, bệnh viện xây xong không được đưa vào sử dụng, không phát huy được công năng… gây lãng phí.

Công khai bộ, ngành, xử lý nghiêm vi phạm

Sáng 11.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. 

Thẩm tra nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh chỉ rõ, tiến độ giải ngân vốn một số dự án quan trọng quốc gia còn chậm.

Cơ quan thẩm tra dẫn chứng, lũy kế giải ngân dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đến ngày 31.1.2023 là 46.871,8 tỉ đồng, chỉ đạt 70,7% tổng kế hoạch được giao; Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 là 9.409,2 tỉ đồng, đạt 7,86% kế hoạch;

Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đến thời điểm 31.12.2022 mới giải ngân 16.697,647 tỉ đồng, đạt 73% kế hoạch.

Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, nếu loại trừ khoản giải ngân kế hoạch vốn địa phương giao tăng thêm từ nguồn vượt thu thì tỉ lệ giải ngân còn thấp hơn số Chính phủ đã báo cáo.

“Còn 31/51 bộ và 18/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 75% kế hoạch; tỉ lệ giải ngân dự án có vốn nước ngoài chỉ đạt 42,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao”, bà Chinh nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Cơ quan thẩm tra kiến nghị Chính phủ công khai danh sách bộ, ngành, địa phương chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và năm 2023 trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời công khai và có hình thức xử lý đối với hành vi lãng phí, vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị nghiên cứu, có giải pháp, chính sách mạnh mẽ trong cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

“Xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước chậm triển khai, vi phạm trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước”, bà Chinh nêu rõ.

Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn thiếu các công trình “đắp chiếu”

Có ý kiến tại Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá về những lãng phí mà cử tri, nhân dân bức xúc, quan tâm nhiều trong các năm qua là việc các công trình đầu tư công không phát huy được hiệu quả.

Như chợ xây xong không sử dụng, bệnh viện xây xong không được đưa vào sử dụng, không phát huy được công năng…

Vì vậy, đề nghị Chính phủ bổ sung, đánh giá kết quả rà soát và xử lý thực trạng này đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục, báo cáo thẩm tra nêu.

Báo cáo thẩm tra cũng đề cập những hạn chế cụ thể, trong đó có việc lập dự toán dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) chưa sát thực tế, công tác quản lý, sử dụng NSNN còn một số hạn chế; chi chuyển nguồn còn lớn, chậm được khắc phục, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Theo cơ quan thẩm tra, dự toán thu NSNN năm 2022 được xây dựng khá thận trọng, chưa thực sự sát với thực tế (năm 2022 thu NSNN tăng 403,8 nghìn tỉ đồng, cao hơn 28,6% so với dự toán).

Tỉ trọng thu ngân sách Trung ương đang có xu hướng giảm dần trong tổng thu NSNN, cụ thể theo số liệu quyết toán, đánh giá tình hình thực hiện NSNN hàng năm, tỉ trọng thu ngân sách Trung ương trong tổng thu NSNN năm 2018 là 55%, năm 2019 là 54,3%, năm 2020 là 52%, năm 2021 là 52%, năm 2022 là 50,86%.

Báo cáo thẩm tra còn chỉ ra rằng, trong những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản biến động nhanh và đối diện với nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giá bất động sản vẫn ở mức cao, nguồn cung hạn chế ở các phân khúc, đặc biệt là thị trường bất động sản dành cho số đông còn thiếu hụt.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu NSNN; siết chặt kỷ cương - kỷ luật tài chính, đề cao vai trò người đứng đầu, thực hiện tốt chính sách tài khóa, kiểm soát chặt chẽ bội chi; có giải pháp hiệu quả để khắc phục việc giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đã giảm gần 7.500 đơn vị sự nghiệp công lập và 79.000 biên chế

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, cả nước đã giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với năm 2016. Tinh giản biên chế giảm 79.057 người (tỉ lệ 29,96% so với số biên chế công chức, viên chức giảm giai đoạn 2016-2021).

Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch UBND phường tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc bổ sung quy định HĐND quận, thị xã ở Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch UBND các phường trực thuộc.

Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Nguyễn Tùng |

Chiều 13.2, tại tỉnh Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì họp trực tuyến với 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Trực tiếp tuyển nữ Việt Nam vs Campuchia: Huỳnh Như dự bị

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa tuyển nữ Việt Nam vs Campuchia tại bán kết bóng đá nữ SEA Games 32.

Thanh tra TP Hồ Chí Minh bốc thăm chọn 98 cán bộ để xác minh tài sản

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - 98 cán bộ thuộc 12 cơ quan, đơn vị được bốc thăm để xác minh tài sản thu nhập năm 2023.

Vụ tiêm vaccine hết hạn cho trẻ: Xem xét đình chỉ công tác 2 cán bộ y tế xã

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ việc tiêm vaccine hết hạn cho trẻ nhỏ (ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa) cơ quan chức tỉnh này đang khẩn trương vào cuộc làm rõ và sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có liên quan đến vụ việc trên.

Nguyễn Thị Huyền là hình tượng bền bỉ, hi sinh vì thể thao Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG (TỪ PHNOM PENH) |

Ở tuổi 30, Nguyễn Thị Huyền vẫn chạy thoăn thoắt trên đường chạy 400m, tiếp tục mang về vinh quang cho điền kinh nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo bay flycam để chỉ ra sai phạm đất đai ở 6 huyện

KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, cách đây hơn 2 tháng từng trực tiếp chỉ đạo lập tổ công tác, bay flycam toàn bộ 6 huyện ven sông, sau đó gửi hình ảnh sai phạm cho địa phương.

Đã giảm gần 7.500 đơn vị sự nghiệp công lập và 79.000 biên chế

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, cả nước đã giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với năm 2016. Tinh giản biên chế giảm 79.057 người (tỉ lệ 29,96% so với số biên chế công chức, viên chức giảm giai đoạn 2016-2021).

Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch UBND phường tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc bổ sung quy định HĐND quận, thị xã ở Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch UBND các phường trực thuộc.

Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Nguyễn Tùng |

Chiều 13.2, tại tỉnh Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì họp trực tuyến với 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.