Chính phủ đề xuất loạt cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà

PHẠM ĐÔNG |

Về cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai và nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án vào khu kinh tế Vân Phong.

Đề xuất cơ chế đủ mạnh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong

Chiều 21.4, tiếp tục phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Nghị quyết gồm 10 chính sách, cơ chế đặc thù trong đó 6 chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại một số địa phương trước đó. Việc áp dụng các cơ chế đặc thù này cho Khánh Hoà không làm tăng bội chi, trần nợ công của Chính phủ; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tỉnh.

Điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị quyết lần này, là Chính phủ đề xuất có cơ chế đặc thù thu hút nhà đầu tư chiến lược vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển tại Khu kinh tế Vân Phong. Đây là khu kinh tế được Chính phủ định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp, khác biệt, hiện đại đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, để trở thành nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư phải đáp ứng 3 điều kiện về năng lực tài chính, kinh nghiệm với lĩnh vực, ngành nghề sẽ đầu tư. Nhà đầu tư phải cam kết bằng văn bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo các điều kiện an ninh quốc phòng. Việc lựa chọn, thủ tục chọn nhà đầu tư chiến lược phải minh bạch rõ ràng, đảm bảo thực sự là các nhà đầu tư có năng lực.

Đề xuất cho Khánh Hoà áp dụng các cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai

Để hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược, dự thảo Nghị quyết quy định nhà đầu tư chiến lược được hưởng chế độ ưu đãi theo hướng ưu tiên về thủ tục hải quan và thủ tục về thuế, được ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư, được tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch.

Ban quản lý khu kinh tế thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường cho các dự án. Các quyết định, kết quả phê duyệt sau đó được gửi Bộ Tài nguyên & Môi trường, UBND tỉnh Khánh Hoà để theo dõi, giám sát.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất cho Khánh Hoà áp dụng các cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai, tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khỏi dự án đầu tư công...

Về quản lý tài chính, Khánh Hoà sẽ được bổ sung tối đa 70% số tăng thu so với dự toán Thủ tướng giao.

Tỉnh này cũng được vay tối đa 60% số thu ngân sách được hưởng thông qua phát hành trái phiếu địa phương, các tổ chức nước ngoài, trong nước và từ nguồn vay về cho vay lại của Chính phủ... Tổng mức vay và bội chi ngân sách của tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định.

HĐND tỉnh Khánh Hoà được sử dụng ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Với đất đai, HĐND tỉnh được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo uỷ quyền của Thủ tướng.

Riêng với thu hồi đất tại Khu kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo Luật Đất đai với dự án ngoài ngân sách, có quy mô từ 300 ha trở lên.

Dự kiến, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 tới. Nếu được Quốc hội thông qua, Nghị quyết sẽ được áp dụng từ 1.8 năm nay và kéo dài trong 5 năm.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hoà: Nhà tuyển dụng đau đầu về chất lượng công nhân

Phương Linh - Tường Minh |

Khánh Hoà - Câu chuyện lao động tạm thời, chất lượng lao động và tỷ lệ nhảy việc cao đang khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.

Khánh Hoà: Công bố sản phẩm được chế tác trong dịch COVID-19

Phương Linh |

Khánh Hoà- Trong đại dịch COVID-19 các nghệ nhân ở Khánh Hoà đã không ngừng sáng tạo để cho ra đời nhiều tác phẩm đặc trưng mang hơi thở xứ Trầm hương.

Khánh Hoà: Mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài

Phương Linh |

Khánh Hoà mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài để giải bài toán cầu nhiều hơn cung do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Khánh Hoà: Nhà tuyển dụng đau đầu về chất lượng công nhân

Phương Linh - Tường Minh |

Khánh Hoà - Câu chuyện lao động tạm thời, chất lượng lao động và tỷ lệ nhảy việc cao đang khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.

Khánh Hoà: Công bố sản phẩm được chế tác trong dịch COVID-19

Phương Linh |

Khánh Hoà- Trong đại dịch COVID-19 các nghệ nhân ở Khánh Hoà đã không ngừng sáng tạo để cho ra đời nhiều tác phẩm đặc trưng mang hơi thở xứ Trầm hương.

Khánh Hoà: Mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài

Phương Linh |

Khánh Hoà mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài để giải bài toán cầu nhiều hơn cung do ảnh hưởng dịch COVID-19.