Chỉ nên quy định mức trần, địa phương sẽ tự quyết học phí

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ chỉ quy định mức trần và giao thẩm quyền địa phương tự quyết mức học phí cho phù hợp với mức sống, điều kiện cụ thể của từng địa phương để đảm bảo không bị lạm thu.

Chính phủ chỉ quy định mức trần, địa phương tự quyết học phí

Chiều 1.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về nội dung phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) nêu rõ, những ngày qua, dư luận xôn xao về việc lạm thu trong các trường học.

Đại biểu cho biết, là tỉnh khó khăn nhưng để chia sẻ khó khăn của người dân, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết miễn, giảm học phí năm học 2023-2024 cho học sinh và được dư luận đồng tình.

Trước đó, năm 2021, HĐND tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành danh mục các khoản thu dành cho nhà trường với mức thu rõ ràng, phù hợp nên Quảng Bình hạn chế được tình trạng lạm thu.

Tuy nhiên, theo đại biểu, không phải địa phương nào cũng rõ cơ chế này nhưng dù phù hợp, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi lẽ không giải quyết được việc tăng nguồn thu cho giáo dục sẽ xảy ra tình trạng "thấp chỗ này, phình chỗ kia".

Chính sách ưu việt của việc miễn, giảm kéo dài thời gian tăng học phí sẽ không bù đắp nổi với những khoản chi phí phát sinh mà phụ huynh phải gánh vác.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu có lộ trình phù hợp để cân đối giữa mức tăng học phí và các quy định để đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các cơ sở giáo dục và phụ huynh. Qua đó nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục công lập trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, Chính phủ chỉ quy định mức trần và giao thẩm quyền địa phương tự quyết mức học phí cho phù hợp với mức sống, điều kiện cụ thể của từng địa phương để đảm bảo không bị lạm thu.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan - Đoàn ĐBQH Hà Nội phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Nguyễn Thị Lan - Đoàn ĐBQH Hà Nội phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Đầu tư công cho giáo dục đại học rất thấp

Về giáo dục đại học, đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) cho biết, nhiều cử tri là giảng viên, giáo viên, nhà khoa học đề nghị Chính phủ, Quốc hội quan tâm đầu tư một cách thích đáng, hiệu quả hơn cho giáo dục đại học.

Theo đại biểu, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đầu tư công cho giáo dục đại học ở nước ta rất thấp. Kinh phí nghiên cứu, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên, giảng viên ở các trường đại học còn quá ít. Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu khoa học chính là sức sống của trường đại học.

Đại biểu đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại, hoàn thiện thêm khung khổ pháp lý, các quy định, các văn bản liên quan hỗ trợ cho các trường đại học tự chủ, tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách, giúp các trường đại học phát triển, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ quốc kế, dân sinh.

Nói về vấn đề sách giáo khoa, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) nêu rõ, chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa là nhằm tranh thủ khai thác chất xám, kinh nghiệm của các chuyên gia, học giả, các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo để soạn thảo các sách giáo khoa phục vụ cho cải cách giáo dục. Đồng thời, huy động tiềm lực kinh tế của xã hội.

Theo đại biểu, xã hội hóa đang được tiến hành tốt như vậy thì ban đầu bao giờ cũng có những trục trặc nhất định. Tuy nhiên, "chệch choạc" cái gì chúng ta sửa cái đó.

Đại biểu đặt vấn đề, nếu nay lại đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa nữa thì liệu có giải quyết được những vấn đề mà hiện nay đang đặt ra hay không?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng, có những vấn đề về giá thì có thể đưa giải pháp để khắc phục như trợ cấp hay huy động để cho mượn sách giáo khoa, ủng hộ các đối tượng chính sách vùng sâu, vùng xa, mà không phải thay thế bằng cách "đẻ" thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh cần coi thể chế như một nguồn lực, đề nghị sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế, xem đây là một điểm đột phá quan trọng.

Đề xuất chế tài buộc ngành điện phải bồi thường khi cắt điện, gây thiệt hại

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề xuất cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành chế tài quy định ngành điện phải bồi thường cho doanh nghiệp khi bị cắt điện, gây thiệt hại cho sản xuất.

Đề xuất quy định lương giáo viên ở mức cao nhất trong bậc lương hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị cần quy định tiền lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề.

Đề nghị hỗ trợ học phí ngành bác sĩ, cam kết ra trường làm trong y tế công

Thùy Linh - Cường Ngô |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách hỗ trợ cho sinh viên học ngành bác sĩ y khoa trên cơ sở hỗ trợ học phí, với cam kết sau khi ra trường sẽ làm việc theo sự phân công của Nhà nước.

Học phí và giá gạo tăng khiến CPI tháng 10 rục rịch nhích nhẹ

Đức Mạnh |

Chỉ số CPI tháng 10.2023 nhích nhẹ 0,08% so với tháng trước do học phí, giá gạo trong nước tăng. Lạm phát cơ bản tháng 10.2023 cũng tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 3,43% so với cùng kỳ năm 2022.

Động thái của Thành Bưởi tại bãi xe 10.000 m2 bị đề nghị cung cấp pháp lý

HỮU CHÁNH |

TPHCM - Nhà xe Thành Bưởi đang tiến hành tháo dỡ các công trình trong bãi đỗ xe 10.000 m2 sau khi Sở Giao thông Vận tải TPHCM đề nghị huyện Nhà Bè cung cấp thông tin pháp lý về khu đất này.

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững

NHÓM PV |

Chiều 2.11, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề "Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững", tại đây các chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp để giảm thiểu việc phát sinh rác nhựa ra môi trường từ hoạt động du lịch.

Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.

Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh cần coi thể chế như một nguồn lực, đề nghị sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế, xem đây là một điểm đột phá quan trọng.

Đề xuất chế tài buộc ngành điện phải bồi thường khi cắt điện, gây thiệt hại

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề xuất cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành chế tài quy định ngành điện phải bồi thường cho doanh nghiệp khi bị cắt điện, gây thiệt hại cho sản xuất.

Đề xuất quy định lương giáo viên ở mức cao nhất trong bậc lương hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị cần quy định tiền lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề.

Đề nghị hỗ trợ học phí ngành bác sĩ, cam kết ra trường làm trong y tế công

Thùy Linh - Cường Ngô |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách hỗ trợ cho sinh viên học ngành bác sĩ y khoa trên cơ sở hỗ trợ học phí, với cam kết sau khi ra trường sẽ làm việc theo sự phân công của Nhà nước.

Học phí và giá gạo tăng khiến CPI tháng 10 rục rịch nhích nhẹ

Đức Mạnh |

Chỉ số CPI tháng 10.2023 nhích nhẹ 0,08% so với tháng trước do học phí, giá gạo trong nước tăng. Lạm phát cơ bản tháng 10.2023 cũng tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 3,43% so với cùng kỳ năm 2022.