“Chảy máu” ngành giáo dục 3-4 tỷ đô/năm: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì?

Lê Phương |

Sáng 6.6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn các tư lệnh ngành tại nghị trường. Trả lời câu hỏi đại biểu về thực trạng “chảy máu” nguồn tiền ra nước ngoài trong ngành giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận thực tế này.

ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình), chất vấn về thực trạng nguồn tiền rất lớn “chảy máu” cho các trường nước ngoài, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận thực tế này. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đây là vấn đề nhiều cử tri quan tâm, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là văn hóa, đạo đức. “Trong xu hướng chung, các nước đang phát triển đều gửi con em đến các nước phát triển để nhận điều kiện giáo dục tốt hơn, đây cũng là một xu hướng. Tuy nhiên, khi chúng ta có chính sách tốt, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục, coi là quốc sách hàng đầu, dành 20% ngân sách để đầu tư cho giáo dục, nhưng yêu cầu nâng cao chất lượng thì số lượng tuyệt đối chưa nhiều”, Bộ trưởng Nhạ thừa nhận.

 
ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình)
 

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vai trò tham gia đóng góp của xã hội, của doanh nghiệp là rất quan trọng và đây là bài học kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc. Trung Quốc cũng có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Chủ trương này đã được thể hiện trong các văn kiện của đảng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao phải quan tâm vấn đề này; Bộ đã tham mưu bằng các đề án, nghị quyết để tăng cường nguồn lực khu vực tư nhân cho giáo dục.

Theo thống kê không chính thức, hằng năm, số học sinh, sinh viên đi ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, có học bổng và không học bổng rất nhiều, số tiền chi phí tương đương 3 - 4 tỷ đô la. “Làm sao để thu hút học sinh, các gia đình có điều kiện tốt hơn, hiểu được không chỉ ra nước ngoài mới có điều kiện học tập tốt, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tiền cho giáo dục, hiện nay cũng có nhiều tâp đoàn lớn đã đầu tư cho giáo dục”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho xây dựng cơ bản, cho vùng khó khăn, còn giáo dục chất lượng cao rất trông đợi vào đầu tư của nhà đầu tư. Việc kiểm định chất lượng từ đầu theo chuẩn quốc tế sẽ tăng sự đóng góp của tư nhân trong giáo dục chất lượng cao vì Bộ rất ưu tiên khuyến khích xã hội hóa. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận thời gian qua đã thực hiện việc này nhưng kết quả chưa sát với sự khuyến khích, các nhà đầu tư đã đầu tư nhưng chưa mạnh.

Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

Yên Bái: Ngang nhiên tổ chức sới chọi trâu quy mô khủng bất chấp quy định

Văn Đức |

Dù đã có quy định nghiêm cấm tổ chức chọi trâu. Tuy nhiên, Công ty Hải Cường vẫn ngang nhiên tổ chức sới quy mô khủng, thu hút hàng nghìn người tham gia.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng bật tăng mạnh sau Tết

Thái Mạnh |

Thị trường vàng trong nước bắt đầu bước vào mùa cao điểm nhất trong năm khi chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng).

Yên Bái: "Sới" chọi trâu tự phát thu hút hàng chục nghìn người xem

Văn Đức |

Một "sới" chọi trâu tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình không phép vừa được tổ chức, thu hút hàng chục nghìn người đến xem.

Hàng loạt xe khách trốn tiền bến bãi, trả khách vỉa hè sau Tết

THUỲ DƯƠNG - HẢI DANH |

Sau Tết, dọc đường Giải Phóng (cùng phía với bến xe) hàng dài xe khách ngang nhiên dừng đỗ ngay bên vỉa hè. Hành khách thì chán nản xuống xe còn cánh xe ôm, chở hàng thì nháo nhác vẫy khách, ngã giá ngay giữa lòng đường.

Hà Nội còn 27 hộ ở chung cư nguy hiểm, có thể sập nhưng chưa đồng ý di dời

PHẠM ĐÔNG |

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn quận Ba Đình còn tổng cộng 27 hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ nguy hiểm, có thể đổ sập bất cứ lúc nào chưa đồng ý di dời.

Nhiều trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ tháng 2.2023

HOÀI ANH |

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 1.2, còn Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM là từ ngày 16.2.

Điểm nhấn trận Man City thắng Arsenal

Văn An |

Dù không thực sự thuyết phục, nhưng chiến thắng trước Arsenal giúp Man City tạo đà tâm lý thuận lợi tại Premier League.

Ngư dân miền Tây kỳ vọng vào chuyến ra khơi đầu năm

Văn Sỹ |

Năm 2022, nghề khai thác, đánh bắt thủy sản của ngư dân gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, thiếu hụt nhiên liệu và giá sản vật khai thác được cũng giảm thấp. Bước sang năm 2023, giá dầu khá thấp, trong khi giá nhiều loại hải sản khá cao đã tạo niềm hy vọng trúng mùa biển trong năm mới của ngư dân.