Chặn nhũng nhiễu doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Vụ việc nghi vấn Công ty Tenma Việt Nam hối lộ một số công chức thuế, hải quan ở Bắc Ninh một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải ngăn chặn nạn nhũng nhiễu doanh nghiệp để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng. Nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm phải bổ sung thêm những biện pháp giám sát và chế tài xử phạt có hiệu quả.

Xói mòn lòng tin doanh nghiệp

Thực trạng cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công việc và kẽ hở cơ chế chính sách để sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt lưu ý ngay từ Chỉ thị số 10/2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Cụ thể là trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Với thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), mặc dù Chính phủ đang nỗ lực cải cách các thủ tục hành chính (TTHC), nhằm gỡ khó cho các doanh nghiệp song việc thực hiện ở các cấp còn nhiều hạn chế, bởi các quy định về TTHC về quyền hạn của mỗi đơn vị và việc thanh tra, kiểm tra cũng chưa có cơ chế rõ ràng.

Thủ tướng yêu cầu một năm chỉ một đơn vị thanh tra vào doanh nghiệp, nhưng hiện đối với ngành xây dựng thì từ phường, quận, Sở Xây dựng đến Bộ Xây dựng đều có thể kiểm tra, chưa kể các cơ quan như Tài nguyên môi trường, Phòng chống cháy nổ, Thuế cũng thanh kiểm tra. Trong khi đó, các thủ tục thanh kiểm tra cũng chưa rõ ràng, minh bạch khiến các đơn vị thi công, nhà thầu phải chịu rất nhiều áp lực.

“Nếu TTHC vẫn cồng kềnh, chồng chéo trong khi các doanh nghiệp chịu áp lực về tiến độ nên phải giải quyết vấn đề nhanh bằng “phong bì” khiến việc tham nhũng vặt vẫn phổ biến” - ông Hiệp đưa ý kiến. Chính vì vậy, cần phải thống nhất các đầu mối và 1 năm kiểm tra 1 lần giúp doanh nghiệp giảm được nhiều thời gian.

Cũng theo ông Hiệp, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các nhà thầu Nhật Bản, hiện phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều e ngại các TTHC và họ cũng muốn tránh phải giải quyết các TTHC. Phần lớn doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản rất tuân thủ các quy định của pháp luật và luôn tránh những vấn đề liên quan đến tài chính.

Giám sát chặt và chế tài phải đủ mạnh

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhìn nhận, vụ việc ở Công ty TNHH Tenma diễn ra vào một thời điểm khá bất lợi khi Việt Nam đang được thế giới đánh giá là điểm đến an toàn, thu hút đầu tư và các doanh nghiệp FDI đang lựa chọn giữa Việt Nam, Malaysia, Thái Lan hay Indonesia.

“Vụ này soi rọi một ánh sáng không được thuận lợi và khiến họ rất là suy nghĩ. Điều này cho thấy ngoài những chỉ thị, kêu gọi chống nhũng nhiễu thì cần phải bổ sung thêm những biện pháp giám sát có hiệu quả” - TS Lê Đăng Doanh đưa ý kiến.

Nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, vụ việc trên cho thấy yêu cầu đầu tiên là phải quy định chi tiết và chặt chẽ hơn về sự công khai và minh bạch. Trong đó phải công khai minh bạch tài sản của công chức - viên chức, tiếp theo là cần kiểm soát giao dịch và các khoản chi tiêu một chặt chẽ. Như ai làm ở vị trí nào, phụ trách lĩnh vực, dịch vụ nào liên quan đến Tenma phải công khai, minh bạch rõ ra.

“Một số doanh nghiệp nói và than phiền với tôi là có trường hợp quan chức đi nhậu, đến nửa đêm mới gọi doanh nghiệp đến thanh toán thay. Mà họ không dám phản ánh vì lo sợ sẽ bị gây khó khăn”.

Một yêu cầu quan trọng khác, theo TS Lê Đăng Doanh, là phải tăng cường sự giám sát của quần chúng và báo chí bởi phần lớn các vụ việc tham nhũng, sai trái hiện nay lại là do quần chúng và báo chí phát hiện ra. Điều đó cho thấy chúng ta phải cầu thị và nhìn thẳng vào sự thật để thấy rằng các biện pháp hiện nay có tác động đến đâu. Thứ ba là phải đối thoại và lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp một cách bình đẳng.

TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, một yêu cầu khác là phải chuyển mạnh sang chính phủ điện tử. Như với rất nhiều giao dịch như hải quan, thuế đều phải được làm các thủ tục qua mạng.

Liên quan đến hoạt động thanh kiểm tra, nguyên Viện trưởng CIEM cũng cho rằng, cần công bố lịch thanh kiểm tra rõ ràng và công khai, cũng như phải quy định rõ nếu như không có các phát hiện nào đó thì tối đa bình thường một năm chỉ được thanh kiểm tra bao nhiêu lần, cấp nào được ký quyết định thanh tra đó, kết quả thanh tra đó cũng phải công khai rõ ràng.

“Vụ việc thanh tra xây dựng ở Vĩnh Phúc là một ví dụ điển hình về việc nhũng nhiễu, lạm dụng thanh tra kiểm tra...”.

* Luật sư Nguyễn Đức Toàn - Công ty Luật Vimax ASIA cho hay, liên quan hành vi nhũng nhiễu và nhận hối lộ, vòi tiền hoặc thoả thuận ăn chia để trục lợi, cũng cần nhìn nhận bản thân doanh nghiệp cũng có thể có vấn đề. Xuất phát ban đầu vẫn là doanh nghiệp vì muốn được lợi cho mình nên đã thông đồng, tiếp tay làm việc đó. Đồng thời cũng không thực hiện việc tố giác tội phạm của mình để tố cáo những hành vi hạch sách với mình.

Đặng Tiến - Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Nghi án Cty Tenma Việt Nam hối lộ: Tình hình người lao động ra sao?

Bảo Hân |

Liên quan đến nghi án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tenma Việt Nam hối lộ cán bộ, liệu tình hình việc làm của người lao động công ty có bị ảnh hưởng?

Interpol Việt Nam làm gì nếu tiếp nhận thông tin vụ Tenma?

Việt Dũng |

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn (chuyên gia nghiên cứu tội phạm học) chia sẻ về “ứng xử” của Văn phòng Interpol Việt Nam trong trường hợp đơn vị này tiếp nhận thông tin nghi án Công ty Tenma đưa hối lộ.

Vụ Tenma VN: Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm sai phạm

Xuân Hải |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm sai phạm liên quan Công ty Tenma Việt Nam, nếu đúng phải xử lý nghiêm, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng và chống thất thu thuế.

Nghi án Cty Tenma hối lộ cán bộ: Tạm đình chỉ nhiều lãnh đạo thuế, hải quan

CAO NGUYÊN |

Bộ Tài chính yêu cầu tạm đình chỉ công tác các công chức tham gia đoàn kiểm tra thuế, hải quan và lãnh đạo Cục Thuế Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra thuế tại Công ty Tenma Việt Nam, để kiểm điểm và phục vụ công tác thanh tra.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Nghi án Cty Tenma Việt Nam hối lộ: Tình hình người lao động ra sao?

Bảo Hân |

Liên quan đến nghi án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tenma Việt Nam hối lộ cán bộ, liệu tình hình việc làm của người lao động công ty có bị ảnh hưởng?

Interpol Việt Nam làm gì nếu tiếp nhận thông tin vụ Tenma?

Việt Dũng |

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn (chuyên gia nghiên cứu tội phạm học) chia sẻ về “ứng xử” của Văn phòng Interpol Việt Nam trong trường hợp đơn vị này tiếp nhận thông tin nghi án Công ty Tenma đưa hối lộ.

Vụ Tenma VN: Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm sai phạm

Xuân Hải |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm sai phạm liên quan Công ty Tenma Việt Nam, nếu đúng phải xử lý nghiêm, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng và chống thất thu thuế.

Nghi án Cty Tenma hối lộ cán bộ: Tạm đình chỉ nhiều lãnh đạo thuế, hải quan

CAO NGUYÊN |

Bộ Tài chính yêu cầu tạm đình chỉ công tác các công chức tham gia đoàn kiểm tra thuế, hải quan và lãnh đạo Cục Thuế Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra thuế tại Công ty Tenma Việt Nam, để kiểm điểm và phục vụ công tác thanh tra.