Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi):

Cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 26.5, trình bày tờ trình về dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, hoàn thiện bao gồm 16 chương, 186 điều và có nhiều cải cách mạnh mẽ. Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với nhiều điểm mới trong dự luật như quy định người gây ô nhiễm phải trả tiền, khuyến khích người dân phân loại rác thải theo 5 nhóm trước khi mang đi bỏ...

Bổ sung các quy định về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Trình bày tờ trình dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo luật cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-75 ngày. Góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường…

Người đứng đầu ngành Tài nguyên và Môi trường cũng nhấn mạnh, dự thảo luật có nhiều điểm đổi mới căn bản. Cụ thể như: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tính khả thi của các chính sách hiện hành; thay đổi phương thức quản lý hành chính kém hiệu quả, phức tạp sang quản lý dựa vào kết quả, mục tiêu cuối cùng; giảm thủ tục hành chính với các đối tượng thân thiện môi trường, tăng cường kiểm soát các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Đáng chú ý về công tác quản lý chất thải (chương VI), dự luật đổi mới phương thức quản lý chất thải, coi chất thải là tài nguyên để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

“Đã bổ sung các quy định về phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom, tái chế, xử lý chất thải; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành sản xuất khác” - Bộ trưởng TNMT nói. Theo đó, dự luật quy định đối với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân thì khuyến khích phân loại theo 5 loại để từ đó có các quy định quản lý cụ thể nhằm thúc đẩy việc phân loại, nâng cao hiệu quả tái chế, quản lý chất thải rắn. 5 loại đó là chất thải rắn có khả năng tái chế (như giấy, nhựa, kim loại, caosu, nylon, thủy tinh...); chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, rau, củ, quả, thực phẩm thừa khác); chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh; chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác. Dự luật quy định cách tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh và cách thức quản lý phù hợp với đặc điểm khu vực đô thị và nông thôn.

Thẩm tra về vấn đề này, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) nhận thấy nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ, chặt chẽ hơn so với Luật BVMT năm 2014, theo đó hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị phải phân loại, lưu giữ chất thải sau khi phân loại trong các bao bì, thiết bị chứa; trong đó chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phải được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị chứa bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường tại Điều 79.

Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế

Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT Phan Xuân Dũng cũng cho biết, nhất trí cao quan điểm xây dựng luật là để đáp ứng yêu cầu BVMT theo hướng nghiêm ngặt hơn, kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng không được gây cản trở cho sự phát triển kinh tế.

Việc thiết kế các công cụ kinh tế, rào cản kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tiệm cận dần với các quy định chung của khu vực và thế giới trong điều kiện nước ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng là cần thiết, nhưng cũng phải tính đến điều kiện, hoàn cảnh, trình độ dân trí hiện nay. Do đó, cần đánh giá toàn diện hơn tác động của các chính sách để bảo đảm tính khả thi của dự án luật.

Trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội ngày 26.5, Đại biểu Trần Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) - Uỷ viên thường trực Uỷ ban KH, CN&MT của Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với những quan niệm, quan điểm về việc sửa đổi luật lần này với nhiều điểm mới, tiệm cận quốc tế. “Chúng ta BVMT vì môi trường tác động ngay vào cuộc sống, hít thở, nước ăn, nước uống hằng ngày, đất, nước, không khí tác động tới cuộc sống của chúng ta hằng ngày do đó nên có những quy định bổ sung về việc này rất tốt. Luật BVMT sửa đổi lần này cùng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát môi trường, cải cách thủ tục hành chính” - bà Khánh nói.

Bà Khánh cũng bày tỏ sự ấn tượng với vấn đề phân loại rác thải từ nguồn, coi rác không phải đồ bỏ đi, coi rác là đầu vào của sản xuất mới, tái chế, sử dụng sao cho hiệu quả, tiết kiệm. Đây là những vấn đề đặt ra và nếu thực hiện được là những điều rất đáng mừng.

Bà Khánh cũng phân tích, trong dự thảo luật lần này cũng nêu lên vấn đề liên quan tới quản lý việc kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc dựa trên khối lượng phát sinh. Hay việc đề cập tới vấn đề mua sắm xanh, kinh tế tuần hoàn cũng được luật hoá thì đó cũng là những vấn đề rất đáng chú ý.

Có sức khoẻ là có tất cả, mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường

Cùng trao đổi liên quan tới vấn đề này, Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Đoàn Thừa Thiên - Huế) cho rằng, dự án luật lần này có nhiều vấn đề mới, được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là dự thảo luật xác định được vấn đề BVMT đây là vấn đề cấp bách và cũng là nhu cầu, là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển toàn diện đặc biệt là con người. Tôi cũng quan tâm tới giải pháp, trách nhiệm từ Chính phủ tới người dân, trách nhiệm của các bộ, UBND tỉnh, thành phố… Trong các chương đều nêu rất rõ việc BVMT tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm” - ông Nghĩa nói.

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ đổ rác thải điện tử ở Vĩnh Phúc: Đề nghị cảnh sát môi trường điều tra

Tùng Giang - Phương Anh |

Sau khi nhận được thông tin phản ánh về vụ việc núi rác thải điện tử độc hại bủa vây ruộng đồng tại địa bàn thôn Yên Thịnh (xã Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), UBND huyện Vĩnh Tường đã có văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc làm rõ nội dung báo nêu, xử lý dứt điểm tình trạng đổ trộm rác thải điện tử xảy ra trên địa bàn huyện.

Không cần thông báo khi thanh tra, kiểm tra đột xuất về bảo vệ môi trường

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.VƯƠNG |

Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, có một số điểm mới, mang tính đột phá như: Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất không cần thông báo, công bố trước để bảo đảm tính hiệu quả.

7 khối dầu tràn, quan trắc nước sông để đánh giá tác động môi trường

MD-AT |

Liên quan đến sự cố 7 khối dầu tràn ra môi trường do vỡ đầu nối của hệ thống dẫn dầu cho lò của Công ty Xi măng Chinfon (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), cơ quan chức năng sẽ tiến hành quan trắc đánh giá tác động môi trường.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Vụ đổ rác thải điện tử ở Vĩnh Phúc: Đề nghị cảnh sát môi trường điều tra

Tùng Giang - Phương Anh |

Sau khi nhận được thông tin phản ánh về vụ việc núi rác thải điện tử độc hại bủa vây ruộng đồng tại địa bàn thôn Yên Thịnh (xã Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), UBND huyện Vĩnh Tường đã có văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc làm rõ nội dung báo nêu, xử lý dứt điểm tình trạng đổ trộm rác thải điện tử xảy ra trên địa bàn huyện.

Không cần thông báo khi thanh tra, kiểm tra đột xuất về bảo vệ môi trường

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.VƯƠNG |

Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, có một số điểm mới, mang tính đột phá như: Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất không cần thông báo, công bố trước để bảo đảm tính hiệu quả.

7 khối dầu tràn, quan trắc nước sông để đánh giá tác động môi trường

MD-AT |

Liên quan đến sự cố 7 khối dầu tràn ra môi trường do vỡ đầu nối của hệ thống dẫn dầu cho lò của Công ty Xi măng Chinfon (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), cơ quan chức năng sẽ tiến hành quan trắc đánh giá tác động môi trường.