Cấp bản sao, chứng thực bản sao điện tử: Giảm phiền, tiết kiệm chi phí

VƯƠNG TRẦN |

Chính thức có hiệu lực từ ngày 22.5.2020, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử với nhiều nội dung đáng chú ý. Theo nghị định, người dân được yêu cầu cơ quan chức năng cấp bản sao điện tử từ sổ gốc, bản chính các giấy tờ pháp lý thay cho bản sao bằng giấy như hiện nay.

Cấp bản sao, chứng thực bản sao điện tử

Tại Điều 10 Nghị định 45/2020 quy định tổ chức, cá nhân được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử đối với các loại giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu trữ, kết nối, chia sẻ với cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

Theo đó, thay vì cấp bản sao bằng giấy thì tới đây, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo 2 cách: Cấp bản sao điện tử từ sổ gốc và Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.

Với trường hợp cấp bản sao từ sổ gốc, cơ quan đang quản lý sổ gốc sẽ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu. Bản sao này có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Với trường hợp chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thủ tục được thực hiện như sau: Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao; Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhận lời chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.

Tương tự, bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy cũng có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Không được tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền

Nghị định nêu rõ những hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử gồm: Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của tổ chức, cá nhân;

Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; Can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bao gồm: Truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán; can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả xử lý thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền; Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền; Các hành vi bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.

Kỳ vọng giảm bớt phiền hà, tiết kiệm thời gian chi phí cho người dân

Trao đổi với PV Lao Động, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, việc cải cách thủ tục hành chính và tiến tới thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là điều nhiều người dân rất mong đợi. Người dân cũng mong đợi việc cải cách này sẽ giảm bớt được phiền hà, giảm bớt được thời gian đi lại và đáp ứng được các yêu cầu về các dịch vụ công một cách tốt hơn.

Theo đại biểu Hòa, thực tế, nhu cầu về chứng thực, công chứng giấy tờ của người dân là rất lớn. Và việc cấp bản sao điện tử và chứng thực bản sao điện tử sẽ rất giúp ích, tiết kiệm cho người dân nếu nghị định này đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, trước hết cần phải đồng bộ và liên thông được hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan. Cùng với đó cán bộ công quyền cần phải có thông tin, hướng dẫn, tuyên truyền người dân cách sử dụng, thông tin về giá trị pháp lý... của những loại giấy tờ này để người dân có thể hiểu rõ và thực hiện thì việc cải cách này mới thành công được.

“Người dân nghe thấy cải cách thủ tục hành chính là rất mừng rồi. Nhưng cần phải hướng dẫn người dân sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Nâng cao được chất lượng phục vụ công vụ, đảm bảo được yêu cầu, công việc của người dân thì chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống được” - ông Hòa nói.

Còn LS Đặng Văn Cường (Đoàn LS Thành phố Hà Nội) cho rằng, một điều đặc biệt của nghị định này là do việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nên khi công dân thực hiện thủ tục thì phải có tài khoản điện tử, cần phải đăng ký, đăng nhập để thực hiện các thủ tục theo quy định. Việc đăng ký tài khoản thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện tại cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hoặc sử dụng danh tính điện tử do các tổ chức cung cấp định danh điện tử đã kết nối, tích hợp với nền tảng trao đổi định danh điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Nghị định này quy định việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử chỉ được thực hiện khi hồ sơ được gửi từ tài khoản đã đăng ký. Ông Cường cho hay, đối với yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý, Nghị định 45/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ, đối với các giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin với cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công; Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tùy theo nhu cầu, tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo hai cách: Các tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc; hoặc yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.

Đây là những quy định mới, người dân sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận và thực hiện thủ tục. Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề này nếu có những khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan chức năng phải phối hợp để tháo gỡ và giải quyết đảm bảo thủ tục hành chính ngày càng được giản tiện, khoa học, tăng cường công tác quản lý trên môi trường điện tử và giảm bớt những phiền hà, rắc rối cho người dân.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Bộ Nội vụ báo cáo Quốc hội về tiến độ sắp xếp các đơn vị hành chính

Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa có báo cáo gửi đến Quốc hội về nhiệm vụ, tiến độ sắp xếp các đơn vị hành chính so với kế hoạch, lộ trình.

Giải quyết thủ tục hành chính mùa dịch: Nơi suôn sẻ, nơi gây khó cho dân

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động tại một số xã, phường trên địa bàn TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngày 17.4, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lượng công dân đến thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, tại TP.Hồ Chí Minh, một số nơi ngưng tiếp nhận gây khó cho người dân.

Sẽ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Vương Trần |

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ Nội vụ báo cáo Quốc hội về tiến độ sắp xếp các đơn vị hành chính

Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa có báo cáo gửi đến Quốc hội về nhiệm vụ, tiến độ sắp xếp các đơn vị hành chính so với kế hoạch, lộ trình.

Giải quyết thủ tục hành chính mùa dịch: Nơi suôn sẻ, nơi gây khó cho dân

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động tại một số xã, phường trên địa bàn TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngày 17.4, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lượng công dân đến thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, tại TP.Hồ Chí Minh, một số nơi ngưng tiếp nhận gây khó cho người dân.

Sẽ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Vương Trần |

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.