Cấp bách chống dịch COVID-19: Thủ tướng kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp ủng hộ xây dựng quỹ vaccine

HUYÊN NGUYỄN - HOÀI ANH |

Sáng 29.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

* 11h50: Thủ tướng Chính phủ: "Một bộ phận nhân dân lơ là, mất cảnh giác, không nghiêm túc trong phòng chống dịch khiến lây lan nhanh".

Trong phần chỉ đạo kết luận buổi họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt thực hiện “không để thiếu tiền, thiếu nguồn nhân lực, thiếu cơ sở vật chất và không thiếu cơ chế”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá: Về tổng thể, chúng ta đã kiểm soát được tình hình, nhưng cục bộ vẫn có các địa phương ngày càng phức tạp, khó kiểm soát như: Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM, Hà Nội. Biến chủng virus lần này nguy hiểm hơn, khó kiểm soát hơn, xuất hiện lây nhiễm từ hoạt động đông người, hoạt động tôn giáo. Việc có lây nhiễm do nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nhưng nguyên nhân chủ quan chủ yếu vì vẫn lơ là, mất cảnh giác, chủ quan. Một số địa phương, cơ quan đơn vị vẫn không nắm chắc tình hình, không đưa ra được biện pháp. Một bộ phận nhân dân lơ là, mất cảnh giác, không nghiêm túc trong phòng chống dịch khiến lây lan nhanh. Lãnh đạo chỉ đạo cần bám sát tình hình, chỉ đạo đúng hướng, đưa ra biện pháp khả thi. Huy cộng các nguồn lực, con người, vật chất để cùng phòng chống dịch, tham gia vào quỹ vaccine.

Thủ tướng chỉ đạo, cả nước cần tiếp tục chống dịch như chống giặc; Kết hợp hài hoà giữa phòng ngừa và tấn công, trong đó tấn công là chính, đột phá còn phòng ngừa là cơ bản, chiến lược thường xuyên lâu dài. Từng cơ quan đơn vị địa phương phải phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tinh thần yêu nước. Người đứng đầu Chính phủ thực hiện chiến lược vaccine, cần tiếp cận mọi nguồn lực để có vaccine, dùng mọi biện pháp: Ngoại giao, doanh nghiệp, chính phủ,… đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để sản xuất trong nước. Thêm vào đó, bằng mọi biện pháp để mua được công nghệ sản xuất vaccine. Các đơn vị cũng đẩy mạnh công tác phòng chống từ xa, từ sớm, áp dụng công nghệ truy vết; Kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh và cư trú trái phép.

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp, mọi cơ quan địa phương ủng hộ tiền bạc, mối quan hệ, phương pháp để chúng xa xây dựng quỹ vaccine.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị Tổng LĐVN Việt Nam vừa bảo vệ lợi ích hợp pháp của công nhân, đồng thời cũng giao trách nhiệm cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế.

* 11h30: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu

Theo Phó Thủ tướng, tình hình dịch bệnh hôm nay trên thế giới và trong nước đã khác trước rất nhiều. Chủng loại lây nhiễm lây nhanh hơn, trong nước hiện có cả lây nhiễm qua thâm nhập lẫn cộng đồng.

Trước đây, phải lo có bệnh nền mới tử vong nhưng nay thì không, trẻ, không có bệnh nền cũng có thể tử vong. Nhiều ca bệnh không có triệu chứng bệnh. “Đợt này, chúng ta gộp tất cả những khó khăn của 3-4 đợt trước cộng lại, có dịch tại cả khu công nghiệp, trong cộng đồng, bệnh viện…”, Phó Thủ tướng xác định.

Thực tế, tại Bắc Ninh, Bắc Giang và một số bệnh viện chúng ta đều phát hiện bệnh chậm từ 1 tuần trở lên nên việc “đuổi kịp” là khó khăn hơn. Có những nơi chưa có ca nhiễm thì chưa cảnh giác lắm. Chúng ta đang có thế mạng về truy vết vì thế Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần phát hiện nhanh, khoanh vùng sớm. Tinh thần là địa phương nào thấy cần giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 15 và 16 thì cần báo cáo Thủ tướng để Thủ tướng có chỉ đạo các tỉnh lân cận, bộ ngành phối hợp thực hiện giãn cách hiệu quả và không xảy ra những ảnh hưởng không cần thiết tới địa phương khác. Nếu chưa xác định được hẹp thì cần khoanh rộng trước, nhưng khoanh rộng thì bên trong phải thực hiện quản lý rất nghiêm. Một số địa phương thực hiện khoanh nhưng chưa quản lý chặt bên trong.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn chứng việc nhà trọ công nhân rất chật chội, nếu khoanh nguyên tại chỗ mà không có biện pháp giãn cách thì có thể sẽ lây lan rất nhanh. Nơi nào thực hiện chưa nghiêm các quy định mà để xảy ra lây nhiễm thì phải xử lý nghiêm, nhưng nơi đã thực hiện nghiêm nhưng vẫn xảy ra ca nhiễm thì cần có đánh giá khách quan, nếu không thì tất cả các bệnh viện sẽ sợ và từ chối khám bệnh. Thực hiện an toàn nhưng vẫn có ca nhiễm thì hậu quả sẽ nhẹ hơn. Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế… đã có nhiều văn bản chỉ đạo tất cả các nhà máy, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, cơ sở lưu trú tự đánh giá, cập nhật an toàn COVID-19 nhưng hiện nay rất ít nơi thực hiện. Nhiều đơn vị chưa ý thức được sự quan trọng của việc này. Việc khai báo y tế bắt buộc của công nhân tại khu công nghiệp không chỉ là theo dõi dịch bệnh, mà đấy còn là cách sàng lọc trước khi tiêm vaccine. Vậy nên, đề nghị thực hiện nghiêm. Về vaccine, hiện nay còn khan hiếm. Tinh thần là phải dẹp dịch ở Bắc Ninh, xem xét điều chuyển vaccine về Bắc Ninh.

* 11:28: Đàm phán mua vaccine COVID-19

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết các nước đang phát triển cạnh tranh nhau rất quyết liệt để mua vaccine, chuyển giao công nghệ vaccine,… Vì vậy, việc mua vaccine về Việt Nam rất khó khăn.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng điện đàm với nhiều nước về việc này. Bộ Ngoại giao cũng đã gặp các bộ, ngành, các công ty sản xuất vaccine trên thế giới để sản xuất vaccine cho Việt Nam. Đến nay đã nhận được cam kết hỗ trợ Việt Nam của nhiều nước. Bộ Ngoại giao kiến nghị Bộ trưởng cấp cao tiếp tục hỗ trợ vaccine cho Việt Nam. Tiếp tục vận động các đối tác mà Việt Nam đã mua vaccine giao vaccine đúng tiến độ.

* 11h20: Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị miễn chi phí cho công nhân

Ông Nguyễn Đình Khang – Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Đợt dịch thứ 4 đã “tấn công” 1.628 ca bệnh là công nhân lao động 16 tỉnh thành phố, hàng chục vạn F1, F2 là công nhân lao động. Dịch bệnh khiến hàng trăm nghìn công nhân lao động phải nghỉ việc và 1 nữ công nhân tử vong.

Ngay từ khi có dịch lần thứ 4, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo công đoàn các cấp nâng cao mức độ phòng chống dịch. Không lơ là nhưng cũng không quá hoang mang. Công tác chăm lo cho người lao động đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện cấp bách, trong đó đã chi khẩn cấp cho người lao động. Cụ thể: F0 là 3 triệu, F1 là 1,5 triệu. F2 hoặc các đoàn viên người lao động, phụ nữ có thai là 500.000 đồng. Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện các đoàn đi thăm người lao động có hoàn cảnh khó khăn, trao hỗ trợ phòng chống dịch cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Về kiến nghị:

- Ngày 26.5, Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị bổ sung công nhân vào đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine. - Cho các doanh nghiệp được hoạch toán kinh phí để tiêm vaccine cho người lao động.

- Hỗ trợ cho công nhân người lao động: miễn tiền ăn, tiền xét nghiệm,…

- Bộ Y tế nghiên cứu các công tác phòng chống dịch trong doanh nghiệp.

* 11h15: Quan tâm hơn nữa tới công nhân và trẻ em

Đại diện Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội cho biết trước kia chúng ta lo lây nhiễm trong cộng đồng thì giai đoạn này bên cạnh phòng ngừa cộng đồng thì cần tập trung vào bệnh viện và khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Các địa phương có số lượng công nhân lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thái Nguyên… cần quan tâm quản lý công nhân ở cả 2 chiều trong khu công nghiệp và cả khi ra khỏi khu công nghiệp về đời sống, việc làm của công nhân…

Ngoài ra, cần quan tâm chăm lo đời sống cho trẻ khi bố mẹ. Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, đề nghị trong phạm vi trách nhiệm của mình được thực hiện đài thọ toàn bộ tiền ăn trong khu cách ly cho tất cả các em từ 0 đến 16 tuổi. Đề nghị các địa phương quan tâm các trường hợp trẻ em phải đi cách ly hoặc có bố mẹ, người thân phải đi cách ly.

* 11h10: Đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh việc bảo đảm cung cầu hàng hoá dịch vụ, chống buôn lậu, chống ép giá, ghim hàng. Các ban ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm trong tiêu thụ hàng hoá, nông sản trong nước. Một số mặt hàng xuất khẩu cũng đã có giao thiệp với các đại sức quán, doanh nghiệp nước ngoài…

Tuy nhiên, hưởng ứng còn ở mức độ. Chúng ta cần đặt mục tiêu tiêu thụ thị trường trong nước là ưu tiên số 1. Yêu cầu siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống phải có chương trình tiêu thục hàng nông sản. Không địa phương nào được gây khó khăn trong tiêu thụ nông sản, mặt khác, địa phương có sản phẩm cũng phải đảm bảo an toàn trong quá trình thu hoạch và đưa đi tiêu thụ sản phẩm. Việc chủ trương của Chính phủ ưu tiên vaccine cho công nhân được ủng hộ. Bộ Công thương kiến nghị Chính phủ giảm tiền điện cho một số khu vực như khu lưu trú, khu cách ly.

* 11h05: Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh thực hiện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện 5K, thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Cần hạn chế thông tin xấu độc, tăng cường thông tin tích cực, niềm tin vào công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là những thành công trong chiến dịch “5K + vaccine”.

* 11h00: Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh đang lên các phương án để chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến sẽ diễn ra đúng so với kế hoạch.

* 10h50: Tháo gỡ khó khăn trong chống dịch

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong việc mua sắm trong tình hình dịch bệnh để làm sao cho thủ tục đơn giản nhất nhưng vẫn phải đảm bảo giá rẻ nhất, nghiêm túc, minh bạch, quy định rõ trách nhiệm của UBND tỉnh, TP trong việc mua sắm.

Bộ Tài chính nhắc lại chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng Chính phủ là đảm bảo nguồn kinh phí trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, đã phân bố theo từng khu vực. Nếu trong quá trình thực hiện nếu nguồn kinh phí thiếu thì đề nghị địa phương báo về Bộ Tài chính. Riêng việc mua vaccine, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước là 13.400 tỉ trong năm 2021 thì Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập Quỹ vaccine. Bộ Tài chính đã thành lập ra ban quản lý quỹ để hướng dẫn để đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch.

Trước mắt, đã có khoảng 3.000 tỉ, trong đó có, 1.000 tỉ ủng hộ qua Bộ Y tế, 1.000 tỉ ủng hộ qua Mặt trận Tổ quốc và 1.000 tỉ qua Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước. Thủ tướng nhấn mạnh: “Không được để thiếu tiền”.

* 10h40: Quảng Ninh đã xử 2 vụ đưa người nhập cảnh trái phép

Ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Thành uỷ Quảng Ninh cho biết đẩy mạnh quản lý, giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực biên giới, giáp danh. Tỉnh này vừa xử công khai 2 vụ đưa người nhập cảnh trái phép, xử lý nghiêm để hạn chế tình trạng này. Quảng Ninh đặc biệt chú trọng đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho công nhân, đảm bảo công nhận ít tiếp sức với nguy cơ gây bệnh dịch, nếu có phải quản lý ngay.

Đầu cầu Hội nghị trực tuyến tại Quảng Ninh. Ảnh: Huyên Nguyễn

* 10h35: Đà Nẵng tình hình dịch ổn định, cơ bản được kiểm soát

Ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư TP.Đà Nẵng cho biết tình hình dịch ổn định, cơ bản được kiểm soát. Ngày 28.7 đã mở lại một số hoạt động vận tải, ship. Đà Nẵng giao chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh trong khu sản xuất của mình, quản lý công nhân. Doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ sản xuất, yêu cầu chịu chi phí biện pháp khắc phục phòng dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra dịch bệnh. Đà Nẵng sẵn sàng hỗ trợ mẫu phẩm, chuyên gia… cho Bắc Giang, Bắc Ninh.

* 10h30: Hải Phòng không để thiếu tiền và thiếu phương tiện phòng dịch

Ông Trần Lưu Quang – Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cho biết TP.Hải Phòng hiện tương đối ổn định và luôn nâng mức phòng dịch cao, giao trách nhiệm cho người đứng đầu. Hiện có 2 Bí thư quận uỷ phải kiểm điểm, báo cáo Thành uỷ. Bí thư Thành uỷ nhấn mạnh không để thiếu tiền và thiếu phương tiện cho công tác phòng dịch bệnh COVID-19, luôn sự vào cuộc, chung tay của doanh nghiệp và sự sát sao của cơ quan chính quyền.

* 10h15: TPHCM có nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan rất cao

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TPHCM cho biết: Kể từ đợt dịch thứ 4, TPHCM có 76 ca nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 1 trường hợp ghi nhận có ca nhiễm từ Hà Nam, còn lại 75 ca ở 4 chuỗi lâu nhiễm. Trong đó, chuỗi lây nhiễm tại quán bánh canh ở Quận 3 có kết quả giải trình tự gen có biến chủng virus ở Anh.

Chủ tịch UBND TPHCM nói về 4 chuỗi lây nhiễm tại thành phố. Video: Hoài Anh

Tại chuỗi lây nhiễm Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng, kết quả giải mã gen 5 bệnh nhân đầu tiên có kết quả giải mẫu gen ở Ấn Độ. Qua truy vết, bệnh nhân 6293 (vợ mục sư) từng di chuyển ra Hà Nội đến ngày 29.4, có triệu chứng bệnh từ 13.5.

Tính đến 15h ngày 28.5, ghi nhận 64 trường hợp dương tính từ chuỗi này. 16 trên 22 địa phương có liên quan. Hiện còn 287 mẫu F1 đang chờ kết quả. Hơn 26.000 mẫu F2 chờ kết quả. Chuỗi lây nhiễm phát hiện tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, hiện có 2 bệnh nhân F0 chưa xác định được nguồn lây nhiễm, tổng số tiếp xúc gần F1 là 14 người, đang chờ kết quả xét nghiệm. TPHCM đang mở rộng truy vết xem có nguồn liên kết với Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng hay không do có cùng thời điểm.

Ông Phong nhận định: Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan tại TPHCM rất cao do hiện đang có cả 2 biến chủng siêu lây nhiễm của Ấn Độ và của Anh. Các ca bệnh rải rác tại hơn 50% quận, huyện. Riêng ca bệnh phát hiện tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ không có yếu tố dịch tễ cho thấy có thể dịch đã lây nhiễm âm thầm trong cộng đồng. Qua phân tích các ca bệnh cũng cho thấy, ngoại trừ lây nhiễm do sống cùng, tiếp súc gần thì nguy cơ lây nhiễm tại khu làm việc khá cao, nhất là khu văn phòng có sử dụng điều hoà tổng, xuất hiện ca bệnh lây nhiễm khi làm việc cùng toà nhà.

Hà Nội: Lần đầu mất dấu F0

* 9h35: Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh báo cáo.

Tại Hà Nội, từ 23.5 đến nay Thành phố rất căng thẳng vì có 2 địa điểm phát hiện ca nhiễm mà không truy vết được F0. Đến nay, hơn 10 chùm ca bệnh về cơ bản đã được kiểm soát.

Thành phố áp dụng phương châm: “Khoanh vùng hẹp, quản lý chặt” để chỉ đạo và đưa ra giải pháp.

Về công tác xét nghiệm, thành phố không chỉ xét nghiệm với F1, F2, các khu vực nguy cơ mà còn xét nghiệm với F3. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xét nghiệm cho những người đi từ khu vực có nguy cơ về.

Hà Nội tổ chức phân luồng, phân tuyến các cơ sở y tế trên địa bàn thủ đô sau khi phát hiện ca nhiễm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Đến nay, 26.000 nhân viên y tế trên địa bàn thủ đô đã được xét nghiệm lần 2. Có 61.350 liều vaccine đã được tiêm cho lực lượng tuyến đầu.

Tính đến hiện tại, thành phố đã đình chỉ 4 cơ sở, thu hồi 8 giấy phép hoạt động. Thành phố phạt 7,2 tỉ đồng đối với những trường hợp không đeo khẩu trang.

Thành phố cũng chỉ đạo tăng cường kiểm soát những người ra vào cơ quan, hạn chế tiếp khách, hạn chế hội họp, tăng cường họp online. Đối với khu công nghiệp, thành phố đã có 1 tổ giám sát để các khu công nghiệp sản xuất trong trạng thái mới, cắt nguồn xâm nhập từ bên ngoài.

* 9h25: Đại diện tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh đảm bảo an toàn sản xuất trong doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết, ổ dịch tại huyện Thuận Thành về cơ bản đã khoanh vùng.

Nhận định về nguy cơ xuất hiện điểm dịch trong khu công nghiệp, đại diện tỉnh Bắc Ninh cho biết doanh nghiệp tại Bắc Ninh lớn hơn rất nhiều so với tỉnh Bắc Giang, vậy nên nguy cơ xuất hiện điểm dịch cũng là rất lớn. Tỉnh này cũng xác định có nguồn lây từ cộng đồng lây ngược vào khu công nghiệp nên rất khó kiểm soát.

Hiện tại, tỉnh đề nghị các doanh nghiệp vừa thực hiện sản xuất, vừa thực hiện giãn bớt người lao động (thay phiên nhau 15 ngày 1 lần). Trước khi người lao động vào xưởng sản xuất, phải lấy mẫu xét nghiệm.

Ngoài ra, một thách thức khác là rất nhiều người lao động, chuyên gia của KCN Bắc Giang đang sống tại Bắc Ninh.

Hiện tại, toàn bộ hệ thống chính trị quyết tâm cao nhất để dập dịch trên địa bàn. Ngoài việc tập trung khoanh vùng, truy vết, tổ chức xét nghiệm, cách ly thì Bắc Ninh đã tổ chức năng lực cách ly trên tất cả các địa bàn (khoảng 20.000 người), các bệnh viện dã chiến,…

Thêm vào đó, Bắc Ninh thành lập, tổ, đoàn kiểm tra trên toàn địa bàn tỉnh: tổ COVID cộng đồng, tổ COVID trong doanh nghiệp và tổ COVID liên quan đến nhà trọ. Ngoài ra, có tình trạng nhiều người lo đi cách ly tốn tiền nên lảng tránh nhưng đã được địa phương giải thích và thuyết phục thực hiện đúng quy định.

Bắc Ninh cũng chỉ đạo các lực lượng công an, quân đội kiên quyết xử lý, tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm.

Theo lãnh đạo tỉnh đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh đã vượt qua được những khó khăn ban đầu nhưng thắc thách trong thời gian tới còn nhiều.

Tình hình tại Bắc Giang, Bắc Ninh vẫn phức tạp

* 9h: Ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang báo cáo về tình hình dịch bệnh và tiêu thụ nông sản

Bắc Giang có số lượng khu công nghiệp (KCN) và công nhân lớn nên khi quyết định tạm dừng hoạt động của KCN là hết sức khó khăn. Một số doanh nghiệp chưa có ca dương tính với COVID-19 thì không đồng tình nhưng trước nguy cơ đảm bảo an toàn của nhân dân và công nhân thì vẫn quyết định tạm dừng 4 KCN. Bài học của Bắc Giang là tạm dừng hoạt động của 4 KCN thì phải tiến hành phong toả đối với khu dân cư, khu nhà trọ để “giữ chân” 60.000 công nhân của 61 tỉnh, thành trong cả nước.

Về tiêu thụ nông sản nói chung và đặc biệt là vải thiều Bắc Giang. Sau khi Thủ tướng quan tâm chỉ đạo, các bộ ngành vào cuộc, các tỉnh thành phố ủng hộ thì nông sản tiêu thụ thuận lợi. Hiện nay tỉnh Bắc Giang có 40.000 tấn vải thiều sớm, thời điểm này đã tiêu thụ được 13.000 tấn.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Huyên Nguyễn

Bắc Ninh: Nhiều người lo đi cách ly tốn tiền nên “trốn”

* 8h00:

Ngoài việc kết nối trực tuyến về các điểm cầu là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hội nghị còn được kết nối về các huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Đây là một động thái mới khi có nhiều ca nhiễm mới liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh sáng 29.5, Việt Nam có thêm 87 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã chiếm 84 ca. Tại TPHCM cũng đang xuất hiện những ổ dịch mới chưa xác định được nguồn lây nhiễm, số lượng tăng nhanh. Số ca mắc COVID-19 trên thế giới hiện vượt mốc 170 triệu.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình mới, diễn biến mới phức tạp hơn của dịch bệnh đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn thì mới có thể kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh, đặc biệt tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, theo tinh thần chung là “chống dịch như chống giặc”, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn.

Thủ tướng yêu cầu, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch phải hết sức tập trung, trách nhiệm với tinh thần tổng lực, toàn diện, tập trung trí tuệ, thời gian, công sức.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay cùng một lúc xuất hiện nhiều ổ dịch lớn ở một số tỉnh, thành phố. Đáng chú ý là lây nhiễm trong khu công nghiệp, sau đó lây nhiễm từ khu công nghiệp ra cộng đồng và từ cộng đồng lây ngược lại khu công nghiệp.

Qua giải trình tự gene virus trên các bệnh nhân ở Việt Nam cho thấy có hai biến chủng đang phổ biến là chủng từ Ấn Độ và chủng từ Anh. Trong đó, chủng của Ấn Độ đang phổ biến nhất, chủng Anh chỉ có ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Cuộc họp được trực tuyến tới các điểm cầu. Ảnh: Huyên Nguyễn

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAYbên dưới.

.

HUYÊN NGUYỄN - HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Hơn 3 triệu người ở Hà Nội cài ứng dụng Bluezone phòng COVID-19

Vương Trần |

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh là những địa phương dẫn đầu cả nước về việc tải ứng dụng Bluezone nhằm truy vết và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Thực hư truy tìm gấp người mất khứu giác, bỏ chạy khi lấy mẫu xét nghiệm

HUYÊN NGUYỄN |

Bệnh viện Nhân dân Gia Định và UBND Phường 7, Phú Nhuận cho biết thông tin truy tìm gấp thanh niên 18 tuổi mất khứu giác, vị giác, bỏ chạy khi xét nghiệm COVID-19 là chưa chính xác.

Thủ tướng họp trực tuyến khẩn với Bắc Giang, Bắc Ninh về phòng chống dịch

THEO CHINHPHU.VN |

Sáng 26.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và các lực lượng chống dịch tại địa phương này, trong bối cảnh dịch bệnh tại Bắc Giang, Bắc Ninh có những diễn biến hết sức phức tạp.

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Khiếp vía ở những con đường nườm nượp xe container và xe khách

Đinh Trọng |

Bình Dương - Hằng ngày trên Quốc Lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn và ĐT 743 nườm nượp dòng xe khách, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông. Những phương tiện chạy ẩu, vi phạm quy định đã gây ra nguy hiểm cho người dân đi xe máy. Nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Hơn 3 triệu người ở Hà Nội cài ứng dụng Bluezone phòng COVID-19

Vương Trần |

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh là những địa phương dẫn đầu cả nước về việc tải ứng dụng Bluezone nhằm truy vết và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Thực hư truy tìm gấp người mất khứu giác, bỏ chạy khi lấy mẫu xét nghiệm

HUYÊN NGUYỄN |

Bệnh viện Nhân dân Gia Định và UBND Phường 7, Phú Nhuận cho biết thông tin truy tìm gấp thanh niên 18 tuổi mất khứu giác, vị giác, bỏ chạy khi xét nghiệm COVID-19 là chưa chính xác.

Thủ tướng họp trực tuyến khẩn với Bắc Giang, Bắc Ninh về phòng chống dịch

THEO CHINHPHU.VN |

Sáng 26.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và các lực lượng chống dịch tại địa phương này, trong bối cảnh dịch bệnh tại Bắc Giang, Bắc Ninh có những diễn biến hết sức phức tạp.