Cần giải pháp đột phá để nâng chất lượng dịch vụ hành chính công

Phạm Đông |

Chiều 24.6, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã công bố Chỉ số CCHC (PAR Index) năm 2020 và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2020 của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục có những biện pháp, giải pháp mới, đột phá, phù hợp để cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức. Đặc biệt, người đứng đầu sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với kết quả cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý.

Giảm thủ tục và thời gian chờ đợi

Theo bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính thì Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế là 2 đơn vị đội sổ trong các bộ ngành.

Trao đổi với Lao Động ngày 25.6 về vấn đề này, bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khoá XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và phát triển cộng đồng - cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế là 2 đơn vị liên quan đến nhiều tầng lớp, lứa tuổi của người dân. Đây là 2 bộ liên quan trực tiếp đến mỗi người, có nhiều đối tượng tham gia sử dụng và thụ hưởng. Chính vì vậy, sự đánh giá, nhìn nhận của người dân với 2 đơn vị này bao giờ cũng có sự khắt khe hơn các bộ khác.

Đồng thời, bà An cũng nhấn mạnh, cải cách thủ tục hành chính được xác định là một khâu đột phá và đã được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các địa phương, các bộ ngành và trong tất cả cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích, hài lòng, sát người dân, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Muốn đạt được thành công trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính đòi hỏi mỗi đơn vị, cán bộ và chủ thể thực hiện phải nhận thức được tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính, từ người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đến đội ngũ cán bộ, công chức tiếp xúc trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp hay tổ chức.

Về Bộ Y tế, bà An khẳng định, trong hơn 1 năm qua đã có đóng góp rất lớn cho xã hội, cùng với hệ thống chính trị bảo vệ sức khoẻ của người dân, đạt được nhiều thành tựu được thế giới ghi nhận. Chính vì vậy, để phát huy những gì đã đạt được, ngành Y tế cần xác định công tác cải cách thủ tục hành chính là nội dung quan trọng, thường xuyên, cần phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả nhằm xóa bỏ các thủ tục rườm rà cho tổ chức và công dân. Trong lĩnh vực khám chữa bệnh, các bệnh viện trên toàn quốc thực hiện đồng bộ các mục tiêu nâng cao chất lượng hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Để công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả hơn, Bộ Y tế tập trung vào công tác đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế. Không nên để bệnh nhân và người nhà phải thực hiện rất nhiều thủ tục giấy tờ và phải đi lại nhiều lần mới giải quyết xong.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà An cho rằng, để thay đổi được chỉ số này trong bộ thì cần có thời gian và sự quyết đoán rất lớn của người đứng đầu đơn vị. Bà An cũng nhắc đến xu hướng chung của thế giới khi đất nước muốn phát triển bền vững thì ngành Giáo dục phải là đơn vị tiên phong, phát triển đột phá.

Cần quan tâm tới yếu tố con người

Trong cải cách thủ tục hành chính, bà An nhấn mạnh tới yếu tố con người và người đứng đầu. Bởi theo bà, thủ tục hành chính sẽ không được thực hiện nếu không có các chủ thể tiến hành. Cũng theo bà An, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, những người đứng đầu các địa phương, các bộ, ngành cần có kế hoạch, những chỉ đạo cụ thể, bằng những việc làm cụ thể.

Trước tiên, người đứng đầu phải rà soát, khái quát lại những bất cập, những tồn đọng trong thủ tục hành chính. Mặc dù đã có sự phân cấp, phân quyền cho các phó, các thứ trưởng ngành nhưng chính những người đứng đầu vẫn phải thật sát sao, chi tiết.

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Hoà, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá XIV cho rằng, trong vấn đề cải cách thủ tục hành chính cần quan tâm đặc biệt yếu tố con người, đánh giá được mức độ hài lòng của người dân, coi đó là thước đo hiệu quả. Trong đó cần tập trung vào những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của của người dân. Để làm được điều này, yếu tố cơ sở vật chất, đặc biệt là yếu tố con người cần được đánh giá một cách thấu đáo để có những giải pháp đồng bộ trong thời gian tới.

Theo ông, để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, ngoài việc cải cách công tác lập pháp và tư pháp, cần quan tâm đúng mức cơ chế, chính sách đào tạo đạo đức, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức. Việc cải cách thủ tục hành chính là vấn đề quan trọng nhưng vấn đề con người thực thi những thủ tục hành chính còn quan trọng hơn, bao gồm các yếu tố số lượng nhân lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, các chính sách đào tạo, tiền lương, chế độ...

Để công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt được hiệu quả cao, ông Hoà cho rằng cần huy động, phát huy sức mạnh của lãnh đạo và chuyên viên trong tất cả các cấp trong việc quy định, thực hiện và tuân thủ thủ tục hành chính. Cần tích cực giám sát việc thực hiện, kịp thời phản ánh, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc thực hiện thủ tục hành chính không đúng quy định của cán bộ, công chức hoặc không phù hợp với thực tế. Trước tiên, cần phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu tính đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp trong quá trình tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân.

Đối với Bộ Y tế, cần đẩy mạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ thông tin y tế, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, chuyên môn. Từ đó xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe cá nhân. Quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện được cải tiến và đơn giản hóa, giảm thời gian, giúp quá trình quản lý được minh bạch hóa, giảm thời gian, hiệu quả công việc cao hơn.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 6 liên tiếp đứng đầu về cải cách hành chính

Lan Hương |

Trong cả giai đoạn 10 năm qua, đã có hơn 80% thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cắt giảm, đơn giản hóa, đáp ứng tốt yêu cầu hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Ông Tạ Anh Tuấn là thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Phạm Đông |

Ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính được phân công công tác làm thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Thể hiện sự đổi mới, cải cách hành chính

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Bộ Nội vụ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

Ái Vân |

Hà Nội đặt mục tiêu hàng năm, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng trung bình tối thiểu 5 bậc so với năm trước.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 6 liên tiếp đứng đầu về cải cách hành chính

Lan Hương |

Trong cả giai đoạn 10 năm qua, đã có hơn 80% thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cắt giảm, đơn giản hóa, đáp ứng tốt yêu cầu hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Ông Tạ Anh Tuấn là thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Phạm Đông |

Ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính được phân công công tác làm thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Thể hiện sự đổi mới, cải cách hành chính

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Bộ Nội vụ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

Ái Vân |

Hà Nội đặt mục tiêu hàng năm, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng trung bình tối thiểu 5 bậc so với năm trước.