Cải cách tiền lương: Phải đồng bộ, chắc chắn, không nóng vội

Minh Bằng |

Một trong những vấn đề cử tri quan tâm là kỳ họp Quốc hội lần này tiếp tục đặt lên bàn việc cải cách tiền lương.

Đây là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều năm nay, được cụ thể hoá bằng Nghị quyết 27. Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được trả theo vị trí việc làm. Lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay sẽ bị bãi bỏ, thay vào đó là các bảng lương mới phản ánh đúng năng lực thực chất và khả năng đáp ứng công việc của cán bộ, công chức, viên chức…

Do tác động bởi dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội, việc cải cách tiền lương phải lùi lại.

Ngoài khó khăn bởi dịch COVID-19, công tác chuẩn bị cho cải cách tiền lương còn bất cập, trong đó có việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế chưa đáp ứng được nhu cầu tạo nguồn để cải cách.

Nguồn lực cải cách tiền lương là một trở lực. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang phải dùng nhiều khoản chi để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chống lại dịch COVID-19 bằng hàng loạt các chính sách thì câu hỏi: “Nguồn đâu để chi lương, thực hiện cải cách” trở thành bài toán nan giải.

Hôm qua, tại phiên thảo luận tại tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, từ thời kỳ trước, chúng ta đã vượt thu ngân sách lớn, từ đó đưa ra chủ trương nếu vượt thu của địa phương nào thì để lại 50% để đầu tư, còn 50% để lại cho tăng lương năm nay.

Con số dự kiến để cải cách tiền lương lên tới 600-700 nghìn tỉ đồng. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra tại TPHCM và một số tỉnh đã hết nguồn thu, phải sử dụng một số quỹ, trong đó có quỹ vượt thu để dành cho tiền lương để chi cho khám chữa bệnh, điều trị, vật tư y tế. Bên cạnh đó, đây là thời điểm người dân đang khó khăn, nhất là công nhân, nông dân thiếu việc làm.

Chủ tịch nước đặt vấn đề: “Lúc này nếu công chức, viên chức mà tăng lương thì không có ý nghĩa về chính trị. Do đó, Chủ tịch nước đã đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ chưa nâng lương đợt này để phù hợp lòng dân”.

Song Chủ tịch nước cũng cho rằng, việc này không thể kéo dài mãi. Nếu đợt này chưa nâng lương được cho toàn bộ cán bộ công chức thì phải có chính sách hỗ trợ, tăng lương cho người về hưu trước năm 1995. Đây là những người đang hưởng lương quá thấp, đời sống khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, chuẩn bị nguồn lực tốt hơn để tính toán năm sau sẽ báo cáo Trung ương, Quốc hội về việc cải cách tiền lương cho cán bộ công chức.

“Chúng ta phải có nguồn thu, không thể đi vay để tăng lương được. Việc giảm biên chế, nhất là các đơn vị sự nghiệp cũng đồng bộ với cải cách tiền lương là vấn đề đang đặt ra. Nhưng cũng có yêu cầu Chính phủ tiếp tục suy nghĩ, lập phương án sớm trình để tăng lương, cải cách tiền lương. Trước mắt thống nhất chưa nâng lương đợt này” - Chủ tịch nước nói.

Cải cách tiền lương là một bài toán không đơn giản, cần đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt trong lúc này, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì chi phòng chống dịch cấp thiết hơn, ưu tiên hơn.

Bởi thế, việc cải cách tiền lương chậm lại cũng là điều bắt buộc phải làm, là bước đi linh hoạt, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết trước.

Đây cũng là lúc lực lượng cán bộ, công chức, viên chức… cần đồng thuận và chia sẻ về chính sách tiền lương. Một chủ trương lớn, phải đồng bộ, chắc chắn, không được nóng vội thì hiệu quả và giá trị cải cách sẽ cao hơn.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, đại biểu Quốc hội thảo luận về lùi thời điểm cải cách tiền lương

Vương Trần |

Một trong những nội dung các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ hôm nay (21.10) là: Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có nội dung lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Đề xuất sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch

Bích Hà |

Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để ưu tiên chi cho nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Tổng Thư ký Quốc hội thông tin về việc lùi thời điểm cải cách tiền lương

Phạm Đông |

Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã thông tin với báo chí về vấn đề cải cách tiền lương.

Trung ương thảo luận về lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương

Vương Trần |

Trong ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII, Trung ương thảo luận tại tổ về việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khoá XII.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Hôm nay, đại biểu Quốc hội thảo luận về lùi thời điểm cải cách tiền lương

Vương Trần |

Một trong những nội dung các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ hôm nay (21.10) là: Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có nội dung lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Đề xuất sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch

Bích Hà |

Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để ưu tiên chi cho nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Tổng Thư ký Quốc hội thông tin về việc lùi thời điểm cải cách tiền lương

Phạm Đông |

Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã thông tin với báo chí về vấn đề cải cách tiền lương.

Trung ương thảo luận về lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương

Vương Trần |

Trong ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII, Trung ương thảo luận tại tổ về việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khoá XII.