Cách ly tại nhà để tránh lãng phí cho Nhà nước và nhân dân

Thùy Linh |

Ngày 16.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết tình hình dịch bệnh trên cả nước và Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc đang gia tăng mạnh. Tính từ ngày 11.10.2021 đến nay, bình quân mỗi ngày phát sinh hơn 60 ca F0, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Hiện Hà Nội đã cho phép một tỉ lệ nhỏ F1 cách ly tại nhà, còn lại vẫn áp dụng cách ly tập trung. Chuyên gia cho rằng, Hà Nội nên triển khai ngay cách ly tại nhà để tránh tốn kém và tránh gây áp lực tâm lý cho người dân.

Nếu để quá tải khu cách ly tập trung, dứt khoát sẽ có lây nhiễm

Hiện Hà Nội đã cho phép một tỉ lệ nhỏ F1 cách ly tại nhà, còn lại vẫn áp dụng cách ly tập trung. Thống kê gần đây cho thấy số ca mới tại khu cách ly luôn cao nhất trong 3 nhóm ca mới của Hà Nội: Trong ngày 15.11, có đến 178/289 ca được ghi nhận ở khu cách ly, ngày 14.11 có 71/119 bệnh nhân ở khu cách ly; 13.11 có 76/146 bệnh nhân từ khu cách ly; ngày 12.11 ghi nhận 109/165 ca là trong khu cách ly...

Nhìn vào số liệu trên, một số ý kiến đặt vấn đề liệu Hà Nội có nguy cơ lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung và cần có giải pháp tránh làm bùng nổ số ca mắc và từ đó nguy cơ vượt khả năng chăm sóc, điều trị của hệ thống y tế.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp công cộng (Bộ Y tế) cho rằng: “Tỉ lệ nhiễm trong khu cách ly phải phân tích nhiều yếu tố. Thứ nhất, khi bệnh nhân đã lây nhiễm từ nguồn bệnh bên ngoài rồi, nhưng một vài ngày sau khi vào khu cách ly tập trung thì xét nghiệm dương tính, chứ không phải cứ xét nghiệm dương tính tại khu cách ly là có lây nhiễm trong khu cách ly tập trung”.

Tuy nhiên, PGS Phu khẳng định, khi số lượng F0 tăng cao sẽ kéo theo số lượng các trường hợp F1 cũng nhiều, nếu để xảy ra tình trạng quá tải khu cách ly thì dứt khoát sẽ có sự lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

“Nếu cách ly tập trung mà đông người trong một phòng, sử dụng chung nhà vệ sinh, những người quản lý không theo dõi sát sao, không kiểm tra, giám sát, không nhắc nhở được, vấn đề vệ sinh kém... thì chắc chắn sẽ lây nhiễm chéo”- PGS Trần Đắc Phu phân tích thêm.

Cách ly tập trung toàn bộ F1 là không cần thiết, gây tốn kém, áp lực cho người dân

Bàn về phương án cách ly F1 tại nhà, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho rằng, Hà Nội cần triển khai luôn, không cần phải triển khai từng bước vì thực tế nhiều tỉnh thành có dịch đã áp dụng phương án cách ly tại nhà trước đó. Vì vậy, ông cho rằng: “Cứ đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế là áp dụng cách ly tại nhà luôn, không cần triển khai từng bước làm gì!”.

“Hà Nội không cần thí điểm nữa vì trước Hà Nội, đã có nhiều tỉnh thành áp dụng cách ly F0, F1 tại nhà thành công, hơn nữa Hà Nội cũng đã có kinh nghiệm trong cách ly F2 tại nhà, việc này đã triển khai làm tốt rồi. Vì vậy, nên triển khai cách ly F1 tại nhà sớm”- PGS Phu nói.

Theo đại diện CDC Hà Nội, hiện số cơ sở cách ly tập trung của Hà Nội vẫn có thể đảm đương được 60.000 - 70.000 trường hợp F1. Bên cạnh đó, Thủ đô có đặc thù đất chật người đông, không bảo đảm an toàn khi cách ly tại nhà. Do đó, chỉ khi nào số lượng F0, F1 tăng vượt quá khả năng, thành phố mới tính đến phương án cách ly F1 và điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.

Vị chuyên gia này đặt vấn đề: “Cách ly tại nhà thì phải xem xét nhà đó có đủ điều kiện cách ly tại nhà hay không chứ không liên quan đến vấn đề “đất chật người đông”. Nhà họ có phòng riêng hay không? Ý thức của người dân trong việc cách ly tại nhà có thực hiện được hay không? Cán bộ y tế cơ sở và chính quyền địa phương có theo dõi được hay không?”. PGS Phu cho rằng đây là ba yếu tố quyết định có áp dụng cách ly tại nhà được hay không.

“Trường hợp phải cách ly có được đi ra đường đâu mà liên quan đất chật người đông?” - PGS Phu đặt câu hỏi.

Riêng đối với các trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, nhà không có phòng riêng, không đáp ứng được tiêu chuẩn cách ly tại nhà thì mới phải đi cách ly tập trung, chứ không phải cách ly tập trung toàn bộ như hiện nay.

“Chúng ta vẫn duy trì hình thức cách ly tập trung, nhưng chỉ đối với các trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà như tôi phân tích ở trên. Thời gian qua, Hà Nội quyết định đưa đi cách ly tập trung các trường hợp ở Thanh Xuân Trung, tôi cho rằng hợp lý, vì ở đó hầu hết là không đủ điều kiện để cách ly tại nhà. Nhưng đối với các nhà có phòng riêng, điều kiện tốt thì phải cho người dân cách ly ở nhà” - PGS nhấn mạnh.

Tất cả những trường hợp đủ điều kiện cách ly tại nhà thì phải cho cách ly tại nhà. Còn lại, không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì cách ly tập trung.

Ngành Y tế Hà Nội khẳng định, thành phố vẫn đảm đương được việc cách ly tập trung đến 70.000 trường hợp F1, vì thế cách ly tại nhà là phương án chưa được áp dụng rộng rãi.

Về vấn đề này, PGS Phu cho rằng: “Đáp ứng được nhưng gây tốn kém và gây áp lực tâm lý rất lớn cho người dân. Trong khi đó thì cách ly tập trung toàn bộ như hiện nay là không cần thiết. Vì tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Nội hiện nay khá cao, hầu hết người dân đã được tiêm vaccine rồi, hơn nữa hiện nay phải thích ứng linh hoạt với tình hình dịch COVID-19, ý thức phòng dịch của người dân đã tốt hơn trước”.

“Không phải tốn kém kinh phí cho người dọn vệ sinh, người quản lý, dịch vụ cung cấp ăn uống vài trăm nghìn một ngày… khi họ tự cách ly thì họ tự lo ăn uống, tự dọn dẹp vệ sinh… sẽ đỡ tốn kém rất nhiều, tránh lãng phí, giúp tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nhân dân” - PGS Phu cho hay.

Trước đó, Bộ Y tế đã có thông báo đề nghị tăng cường cho phép cách ly F1 và F0 không triệu chứng tại nhà. Các điều kiện cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện theo Hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người cách ly theo quy định.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cách ly tại nhà phòng chống COVID-19 như thế nào?

Thùy Linh |

Hiện nay, các điều kiện cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện theo Hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người cách ly theo quy định.

Hà Nội: Gần 100 F1 được cách ly tại nhà, phường bố trí người đi chợ hộ

Vương Trần |

Hà Nội - Gần 100 trường hợp F1 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thuộc 4 nhóm: Người già, bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em mà gia đình có đủ điều kiện... được cách ly tại nhà. Phường sẽ bố trí người đi chợ hộ.

An Giang: Những trường hợp F1 nào được cách ly tại nhà?

Lục Tùng |

AN GIANG - UBND tỉnh An Giang vừa thống nhất việc triển khai cách ly tại nhà với một số trường hợp F1.

TPHCM chấn chỉnh việc F0 cách ly tại nhà không liên hệ được trạm y tế

MINH QUÂN |

TPHCM - Trước thực trạng F0 cách ly tại nhà nhưng không liên hệ được trạm y tế để được tư vấn, cấp phát túi thuốc điều trị COVID-19, Sở Y tế vừa có văn bản chấn chỉnh.

Thiếu hụt các khu cách ly tập trung, Hải Phòng cách ly tại nhà với F1

Mai Dung |

Hải Phòng - Tối 8.11, UBND TP.Hải Phòng phát công văn hoả tốc số 8592/UBND-VX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Cách ly tại nhà phòng chống COVID-19 như thế nào?

Thùy Linh |

Hiện nay, các điều kiện cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện theo Hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người cách ly theo quy định.

Hà Nội: Gần 100 F1 được cách ly tại nhà, phường bố trí người đi chợ hộ

Vương Trần |

Hà Nội - Gần 100 trường hợp F1 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thuộc 4 nhóm: Người già, bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em mà gia đình có đủ điều kiện... được cách ly tại nhà. Phường sẽ bố trí người đi chợ hộ.

An Giang: Những trường hợp F1 nào được cách ly tại nhà?

Lục Tùng |

AN GIANG - UBND tỉnh An Giang vừa thống nhất việc triển khai cách ly tại nhà với một số trường hợp F1.

TPHCM chấn chỉnh việc F0 cách ly tại nhà không liên hệ được trạm y tế

MINH QUÂN |

TPHCM - Trước thực trạng F0 cách ly tại nhà nhưng không liên hệ được trạm y tế để được tư vấn, cấp phát túi thuốc điều trị COVID-19, Sở Y tế vừa có văn bản chấn chỉnh.

Thiếu hụt các khu cách ly tập trung, Hải Phòng cách ly tại nhà với F1

Mai Dung |

Hải Phòng - Tối 8.11, UBND TP.Hải Phòng phát công văn hoả tốc số 8592/UBND-VX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.