Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030

Vương Trần |

Tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, song Bộ Nội vụ đề xuất một số trường hợp không bắt buộc sắp xếp.

Sắp xếp các đơn vị hành chính phải được sự đồng thuận của nhân dân

Trong giai đoạn 2019-2021, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Bộ Nội vụ cho biết, trong giai đoạn 2019-2021, tại 45 tỉnh, thành phố trên cả nước đã có 21 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và 1.056 ĐVHC cấp xã được sắp xếp lại. Qua đó, giai đoạn này đã giảm được 8 ĐVHC cấp huyện và 561 ĐVHC cấp xã.

Trong giai đoạn 2023-2030, Bộ Nội vụ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Cơ quan này đã có Tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, đồng thời gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Theo dự thảo nghị quyết, nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 đó là: Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt; xác định rõ kế hoạch, lộ trình sắp xếp và bảo đảm sự đồng thuận của nhân dân.

Chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện các chính sách ưu đãi đặc thù tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính

Dự thảo nghị quyết cũng nêu rõ, các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030

Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có một trong các yếu tố đặc thù sau đây thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp:

Có vị trí biệt lập với các đơn vị hành chính khác (có toàn bộ đường địa giới đơn vị hành chính đi qua núi, sông, suối, hồ, biển và khó tổ chức giao thông thuận lợi kết nối với đơn vị hành chính liền kề);

Có đường địa giới đơn vị hành chính đã hình thành ổn định từ trước năm 1945 và đến nay chưa có sự thay đổi, điều chỉnh lần nào;

Đơn vị hành chính cấp xã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc được Bộ trưởng Bộ Công an công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

Đơn vị hành chính cấp huyện có từ 50% đơn vị hành chính cấp xã trở lên được công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

Đơn vị hành chính nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2023-2030 (bao gồm cả đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch nhập vào đơn vị hành chính đô thị).

Cũng theo dự thảo nghị quyết, trong giai đoạn 2023-2025 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021.

Trong giai đoạn 2026-2030 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 và giai đoạn 2023-2025.

Đối với trường hợp quy định nêu trên, nếu địa phương có nhu cầu sắp xếp để tổ chức hợp lý đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm các điều kiện thuận lợi thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ tại Phương án và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, nơi trụ sở bỏ không, nơi lại xây mới

Vương Trần |

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 vẫn còn nhiều trụ sở bỏ không, chưa được đưa vào sử dụng; địa phương không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến tình trạng trụ sở xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí.

Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030

Vương Trần |

Bộ Nội vụ nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2 phương án trợ cấp công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp hành chính

Vương Trần |

Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, ngoài hưởng một trong các chính sách theo quy định thì được hưởng thêm mức trợ cấp theo một trong hai phương án được thiết kế.

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ ông Trump tranh cử tổng thống Mỹ

Song Minh |

Hầu hết thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ ông Donald Trump trở thành ứng viên của đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024.

Dùng đèn "xin đường" nhưng không được nhường, người đi bộ không còn mặn mà

Kiều Trinh - Thế Kỷ |

Hà Nội - Một vài tuyến phố của Hà Nội đã được thí điểm hệ thống nút bấm qua đường từ năm 2017, với mục tiêu đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Tuy nhiên, tỉ lệ xe dừng lại nhường đường ở nhiều vị trí ở mức rất thấp, điều này một phần khiến cho người đi bộ không còn mặn mà với nút bấm xin đường.

Tháo dỡ biệt phủ 20 tỉ đồng xây dựng trái phép ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN- VĂN TRỰC |

Quảng Ngãi - Trước “tối hậu thư” của nhà chức trách, yêu cầu phải tháo dỡ công trình xây dựng trước phép, ông Nguyễn Hồng Sơn ở tổ 5, phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi - một doanh nhân nổi tiếng ở Quảng Ngãi - đã tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đồ sộ nằm ngay trung tâm TP Quảng Ngãi

Bình Thuận: CSGT kiểm tra nồng độ cồn với cả nhân viên đường sắt

DUY TUẤN |

Từ đầu tháng 2 đến gần cuối tháng 3.2023, CSGT toàn tỉnh Bình Thuận đã phát hiện hơn 1.430 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. CSGT còn đo nồng độ cồn của các lái tàu, nhân viên đường sắt tại các ga trên địa bàn.

Cây xanh đổ tại trường Trần Văn Ơn vừa được kiểm tra cuối tháng 2

Chân Phúc |

TPHCM - Bà Lê Thị Thanh Giang - Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn cho biết, ngày 22.2, nhà trường có tổ chức kiểm tra toàn bộ cây xanh trong khuôn viên trường, và cây bị bật gốc hôm nay vẫn phát triển bình thường, vẫn ra hoa.

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, nơi trụ sở bỏ không, nơi lại xây mới

Vương Trần |

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 vẫn còn nhiều trụ sở bỏ không, chưa được đưa vào sử dụng; địa phương không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến tình trạng trụ sở xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí.

Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030

Vương Trần |

Bộ Nội vụ nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2 phương án trợ cấp công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp hành chính

Vương Trần |

Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, ngoài hưởng một trong các chính sách theo quy định thì được hưởng thêm mức trợ cấp theo một trong hai phương án được thiết kế.