Các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng

cường ngô |

Luật An ninh mạng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 12.6 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỉ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết. Luật này gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các hành vi bị nghiêm cấm

An ninh mạng được hiểu là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.

Điều 8 của luật quy định chi tiết 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể, người dùng bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

Các hành vi như: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.

Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng... đều nằm trong danh sách cấm của luật.

Chương 3 của luật với 7 điều quy định về phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. Theo đó, điều 16 của chương nêu, thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm việc: "Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự".

Cũng tại điều này, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác...

Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại một số khoản được nêu tại Điều 16, phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Không gian mạng - lợi ích và thách thức

Cách đây 3 tháng, gia đình chị N.T.H bàng hoàng khi con gái H.T.L tử vong tại ao nước. Theo chị H, tối 10.3, không thấy L về, gia đình hoảng hốt đi tìm, gọi điện thoại khắp nơi tìm con nhưng không thấy. Sáng hôm sau, tin dữ đến với gia đình khi người dân địa phương phát hiện thi thể của L tại ao nước trước nhà. Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân nữ sinh lớp 11 tử tự do bị phát tán clip L cùng bạn trai hôn nhau trong lớp học. Theo đó, ngày 8.3, Trường THPT Nguyễn Đức Mậu tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ nên cho phép học sinh đưa điện thoại đến lớp học.

Tại lớp của L, trong lúc vui đùa, các em đã thách thức học sinh nam hôn học sinh nữ dẫn đến hành động như trong clip. Những bình luận ác ý, những lời phê phán trên mạng xã hội (MXH) đã gián tiếp đẩy nữ sinh tìm lối giải thoát bằng cái chết.

Thời điểm đó, các chuyên gia an ninh mạng, pháp luật cho rằng, sự việc nữ sinh này tự tử vì bị tung clip nóng lên MXH là "giọt nước tràn ly", gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường của MXH, nói rộng hơn là môi trường Internet. Đôi khi chỉ những cái like (thích), comment (bình luận), share (chia sẻ) có thể hủy hoại cuộc sống của một người. Và những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng đều bị xử lý không khác nhiều hành động ngoài thực tế.

Báo cáo mới nhất của Cục An ninh mạng, Bộ Công an, Việt Nam là quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trong khu vực. Từ năm 2016 đến nay, có hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin nước ta. Tội phạm phát triển nhanh như lừa đảo trực tuyến, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, môi giới mại dâm, buôn bán vũ khí, ma túy... Chưa kể, Internet bị lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động các hoạt động chống phá Nhà nước, xúc phạm nhân phẩm cá nhân, bịa đặt thông tin gây hại về kinh tế, tài chính. Điển hình là vụ một số phần tử sử dụng triệt để MXH kích động người dân tụ tập phản ứng Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt (đặc khu).

Khi Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, một trong những vấn đề khiến dư luận lo ngại là khi luật này được ban hành, tài khoản cá nhân của người sử dụng sẽ bị cơ quan chức năng giám sát. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, tài khoản cá nhân sẽ được bảo vệ tốt hơn khi Luật An ninh mạng được ban hành.

Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho biết, nhiều cá nhân đã bị xúc phạm rất nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội nhưng không có một phạm vi điều chỉnh nào để giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy, khi có phạm vi điều chỉnh thì những người xúc phạm người khác - họ hiểu rằng, hành vi đó bị cấm, trái pháp luật, họ sẽ không tham gia nữa. Và nếu ai cố tình vượt qua phạm vi điều chỉnh này thì pháp luật sẽ xử lý ở Luật An ninh mạng, nặng thì theo Luật Hành chính, nặng hơn nữa và đặc biệt nghiêm trọng thì xử lý theo Luật Hình sự.

“Luật An ninh mạng cũng quy định những hành vi thực hiện tấn công mạng, tội phạm mạng, gây ra sự cố trên không gian mạng đều bị nghiêm cấm. Việc phát tán các chương trình gây hại, sử dụng công cụ phần mềm gây rối loạn hoạt động trên không gian mạng nếu vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, việc cản trợ hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng, hoặc lợi dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để trục lợi cũng được quy định cụ thể hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng”, trung tướng Hoàng Phước Thuận cho hay.

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng lo lắng về nguy cơ phát sinh giấy phép con, cản trở doanh nghiệp phát triển, Bộ Công an khẳng định lo ngại trên không có cơ sở. Ngược lại, Luật An ninh mạng sẽ đảm bảo tốt hơn môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Tuân thủ Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành

Theo nhiều chuyên gia, bảo vệ an ninh mạng không chỉ bao gồm các hoạt động kỹ thuật thuần túy, mà còn phải áp dụng đồng thời các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi trên không gian mạng.

Chia sẻ với Lao Động, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho hay, khi đưa Luật An ninh mạng vào sử dụng, chúng ta sẽ lấy thực tiễn làm thước đo, đánh giá luật. Đến lúc đó mới đánh giá được đạo luật này có khả thi cao đến đâu, có những khuyết điểm nào.

“Tôi biết hiện có người còn có ý kiến thế này, thế khác. Bản thân tôi, trước đây và cả bây giờ vẫn còn băn khoăn, lo ngại, nhưng phải đặt ra sự so sánh và đưa ra lựa chọn khả dĩ cao hơn. Chúng ta phải đặt lợi ích quốc gia lên trên các lợi ích thông thường khác. Tôi nghĩ rằng, bất kỳ một đại biểu Quốc hội nào, bất kỳ một người dân nào cũng đều cho rằng vấn đề an ninh quốc gia, vấn đề an nguy của tổ quốc là vấn đề số một. Trong điều kiện, hoàn cảnh thông tin mạng bị "nhiễu sóng" như hiện tại, việc thông qua Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết”, ông Nhưỡng nói.

Còn bà Bùi Thị An (Viện trưởng Viện Tài nguyên và Phát triển cộng đồng) bày tỏ, Internet là con dao hai lưỡi, nếu được sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, cộng đồng. Mặt khác, nhiều kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội tung tin đồn, tạo ra “làn sóng” dẫn dắt đám đông theo ý mình muốn, bóp méo sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, giới chức trách sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng này để phòng ngừa, phát hiện, thu thập chứng cứ, đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Luật An ninh mạng mục đích lấp lỗ hổng của Luật An toàn thông tin mạng, tạo ra hành lang để ngăn chặn tội phạm mạng, chứ không nhằm vào việc phong tỏa quyền của người dân.

cường ngô
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.