Các chương trình mục tiêu quốc gia có nguy cơ bị cắt 13.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Với các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn Quốc hội cho phép chuyển nguồn năm 2022 đến 31.12.2024 để tránh bị cắt khoảng 13.000 tỉ đồng.

Chiều 30.10, phát biểu trước Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình với báo cáo của Đoàn giám sát, đánh giá cao những ý kiến trách nhiệm, giàu tinh thần xây dựng của các đại biểu Quốc hội nhằm góp phần giúp các chương trình này “về đích” đúng hạn, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân cả nước.

Về tình hình chung, Phó Thủ tướng nêu rõ, so với khi báo cáo ở Kỳ họp thứ 5, việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong cơ chế chính sách ứng xử với nguồn vốn đầu tư phát triển.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, hiện đã có thông báo dự kiến vốn sự nghiệp của giai đoạn để các địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng.

Về vấn đề phân cấp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, tất cả những sửa đổi văn bản có liên quan đều tuân thủ nguyên tắc này, đem lại kết quả thiết thực.

"Chính các đồng chí ở địa phương mới biết làm như thế nào là tốt nhất. Giải pháp này đã giúp các địa phương có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn cho ra tấm, ra món. Tức là cùng một cấp có thẩm quyền thì có thể lồng ghép các chương trình thuận lợi hơn", Phó Thủ tướng nói.

Tới đây, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn một địa phương cấp huyện để thí điểm trộn 3 chương trình mục tiêu quốc gia về nguồn vốn. Nếu nguồn vốn sự nghiệp dùng không hết thì có thể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây là giải pháp tháo gỡ nút thắt lớn trong vấn đề này.

Toàn cảnh phiên họp chiều 30.10. Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh phiên họp chiều 30.10. Ảnh: Phạm Thắng

Về tỉ lệ vốn Trung ương – địa phương, Phó Thủ tướng cho biết, mỗi chương trình có một tỉ lệ nhất định.

Ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của các địa phương trong giai đoạn hiện nay, Phó Thủ tướng nêu rõ, các nội dung này nằm trong kế hoạch trung hạn và được áp dụng theo luật, nên chỉ trường hợp cá biệt mới vận dụng linh hoạt từ nguồn vốn dự phòng hoặc nguồn tiết kiệm chi để ứng xử với từng dự án đặc biệt.

Về việc chuyển vốn, khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã dựa trên nguyên tắc cố gắng phấn đấu để vốn năm 2022 giải ngân hết trong năm 2023.

Tuy nhiên, điều đó được tiên liệu với điều kiện tại phiên họp lần này, chúng ta có thể giải quyết cơ chế đặc thù như nhiều đại biểu đề cập. Hiện chúng ta còn tháng 11, tháng 12 và tháng 1 năm sau để giải ngân vốn của năm 2022.

Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội coi đây là trường hợp đặc biệt để cho phép chuyển nguồn năm 2022 đến 31.12.2024 để tránh bị cắt khoảng 13.000 tỉ đồng mà chủ yếu là vốn sự nghiệp, trong khi nguồn vốn cho các chương trình rất hạn hẹp, mục tiêu đặt ra rất lớn lao.

"Nếu cắt nguồn vốn này, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm, rất băn khoăn, lo lắng. Trong khi việc bổ sung vốn của giai đoạn sau này là không thể", Phó Thủ tướng nêu và mong muốn Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội cho phép có cơ chế đặc biệt.

Về điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, Phó Thủ tướng cho biết, hiện đang có nhiều vấn đề ở nội dung này, trong tháng 11, Chính phủ sẽ giải quyết cơ bản hơn một nửa số nội dung đã nêu. Các nội dung còn lại sẽ được giải quyết khi có cơ chế đặc thù phù hợp.

Đối với chương trình giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng cho biết phải rõ khái niệm thu nhập thấp, đơn vị thụ hưởng nguồn vốn trong chính sách đào tạo nghề...

Về vấn đề sợ bị mất chính sách khi thoát nghèo, Phó Thủ tướng cho biết trong thực tế ghi nhận là có. Việc này sẽ điều chỉnh chính sách để sau khi thụ hưởng chương trình, mọi người có động lực để vươn lên.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng mong muốn chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội vận động bà con, những người được hưởng các dự án, chương trình này phải có tâm thế mới hơn, tích cực hơn để vượt qua sự ỷ lại thì mới có kết quả tốt đẹp.

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Chương trình giảm nghèo đã khó nay còn khó hơn

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết có tình trạng "dưới chờ trên, trên bảo dưới cứ làm đi nhưng dưới sợ". Các thông tư của Bộ hướng dẫn rồi nhưng cấp dưới lại đề nghị tiếp "hướng dẫn của hướng dẫn".

Đại biểu Quốc hội nói về nguyên tắc cho con cá và cần câu để giảm nghèo

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Ngọc Dung cho rằng, muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc cho con cá và cho cần câu phải được cân nhắc áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm.

Có những người thoát nghèo thì buồn, được trở lại hộ nghèo lại vui

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi tại sao có những người thoát nghèo thì buồn mà được trở lại hộ nghèo lại vui. Có những người lại khó khăn mãi, chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo.

Tiền gửi dồn dập, lợi nhuận ngành chứng khoán tăng mạnh 104% trong quý III

Đức Mạnh |

Lợi nhuận sau thuế của nhóm công ty chứng khoán tăng mạnh hơn 104% so với cùng kỳ trong bối cảnh tự doanh, môi giới và cho vay ký quỹ đều khởi sắc.

Có nhiều người trong chiếc ôtô Mercedes gặp tai nạn rồi bốc cháy

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Sau khi gây tai nạn, va chạm với vòng xuyến, xe ôtô Mercedes lật nhiều vòng rồi bốc cháy nghi ngút rồi bị thiêu rụi hoàn toàn.

Cập nhật giá vàng sáng 1.11: Đột ngột giảm sâu

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 1h16 ngày 1.11, giá vàng trong nước niêm yết ở ngưỡng 70,05 - 70,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 1.981,8 USD/ounce.

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ CSGT Yên Bái phát hiện, xử lý hàng trăm vi phạm mỗi tháng

Long Nguyễn - Trọng Lộc |

Gần 1.600 lỗi vi phạm giao thông trên địa bàn TP Yên Bái và một phần huyện Yên Bình trong 6 tháng qua đã bị Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái xử lý theo hình thức phạt nguội. Tất cả đều đến từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo - AI.

Khách quốc tế bất ngờ với phố Halloween giữa lòng Hà Nội

Đức Anh |

Hà Nội - Ngày 31.10, phố Hàng Mã đón những vị khách cuối cùng tìm mua đồ hóa trang chuẩn bị cho đêm Halloween, trong đó có không ít khách nước ngoài.

Chương trình giảm nghèo đã khó nay còn khó hơn

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết có tình trạng "dưới chờ trên, trên bảo dưới cứ làm đi nhưng dưới sợ". Các thông tư của Bộ hướng dẫn rồi nhưng cấp dưới lại đề nghị tiếp "hướng dẫn của hướng dẫn".

Đại biểu Quốc hội nói về nguyên tắc cho con cá và cần câu để giảm nghèo

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Ngọc Dung cho rằng, muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc cho con cá và cho cần câu phải được cân nhắc áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm.

Có những người thoát nghèo thì buồn, được trở lại hộ nghèo lại vui

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi tại sao có những người thoát nghèo thì buồn mà được trở lại hộ nghèo lại vui. Có những người lại khó khăn mãi, chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo.