Các bộ, ngành phải cắt giảm tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh: Không đạt yêu cầu cả về tỉ lệ, tiến độ

LONG VŨ - ĐỨC THÀNH |

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các bộ, ngành đều phải xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh (ĐKKD), hạn chót ngày 15.8.2018, các bộ, ngành phải cắt giảm tối thiểu 50% ĐKKD hiện có và báo cáo Chính phủ. Thời hạn đã qua được 3 ngày cho thấy, nhiều bộ, ngành vẫn đang trong quá trình soạn thảo, xây dựng...

Tốc độ rùa bò

Hôm 12.8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng - đã chủ trì buổi kiểm tra các bộ, cơ quan trong việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao, liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) và đơn giản hoá, cắt giảm ĐKKD. Hiện tại, các bộ, ngành đã rà soát, cắt giảm được 738 điều kiện, đạt 12,5%. Như vậy, còn tới 2.690 ĐKKD cần phải cắt giảm, thuộc trách nhiệm của 14 bộ, ngành. Hiện tại, chỉ mới có Bộ Công Thương ban hành Nghị định về cắt giảm các ĐKKD thuộc quản lý chuyên ngành của bộ này, còn các bộ, ngành khác vẫn đang trong quá trình soạn thảo, xây dựng.

Về thủ tục KTCN, hiện đang tồn tại tình trạng 13 bộ có quản lý, KTCN đối với hàng hóa XNK. Tỉ lệ cắt giảm danh mục sản phẩm, hàng hóa KTCN chưa đạt yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng. Mới có 4 bộ đạt chỉ tiêu cắt giảm từ 50% trở lên gồm: Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng. Điều đáng nói là một số danh mục sản phẩm, hàng hóa KTCN còn cắt giảm kiểu “gộp cơ học”, tức là chỉ giảm bớt đề mục còn việc KTCN vẫn phải thực hiện như khi chưa “cắt giảm”; còn danh mục hàng hóa đã ban hành nhưng chưa có mã số HS; một số nhóm hàng hóa phải ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn nhưng chưa ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn. Như vậy, so với mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các bộ, ngành đã không đạt yêu cầu cả về tỉ lệ và tiến độ.

“Ỳ ạch” do khó, hay do sợ bị “đụng chạm” lợi ích?

Trao đổi với PV Báo Lao Động, chuyên gia kinh tế - ông Huỳnh Thế Du - Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright - nêu ý kiến: Người đứng đầu Chính phủ rất muốn các bộ, ngành, các cơ quan tham mưu, các cơ quan ra chính sách thực hiện quyết liệt các giải pháp để môi trường kinh doanh tốt lên, điều kiện kinh doanh giảm đi, các DN hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi ĐKKD thông thoáng, người dân hoặc DN kinh doanh tốt thì lúc đó cán bộ, những người thực thi sẽ mất đi “những khoản thu nhập tăng thêm”. Vì vậy, khi cắt giảm các thủ tục ĐKKD, tức là cắt mất các lợi ích đang “cài cắm” tại các ĐKKD đó.

Xử lý nghiêm người đứng đầu các bộ, ngành “lừng khừng”

Trước sự “ỳ ạch” của một số bộ, ngành, Tổ Công tác của Thủ tướng đã nhiều lần nhắc nhở. Chính Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng đã nhiều lần phê bình, cảnh báo về sự chậm trễ của các bộ, ngành. Chuyên gia kinh tế, hành chính công Huỳnh Thế Du cho rằng, biện pháp để giảm ĐKKD, thủ tục KTCN là phải công khai minh bạch, ép công khai minh bạch, tạo sức ép cạnh tranh vấn để tạo áp lực, nếu cơ quan nhà nước không làm tốt thì sẽ chuyển cho khu vực khác làm. Cần giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính của Nhà nước. Để chấm dứt tình trạng “trên nóng dưới lạnh” này, cần các biện pháp mạnh tay và căn cơ hơn nữa. “Trước hết, cần tập trung vào các vấn đề then chốt nhất, quan trọng nhất là phải tìm được những vấn đề nào tác động nhiều nhất để tập trung vào đó theo nguyên tắc 20/80. Nghĩa là chỉ 20 ĐKKD mà tác động đến 80% thực trạng, thì mình nên tập trung vào 20% ĐKKD đó, thay vì cắt được 80% ĐKKD nhưng chỉ thay đổi được thực trạng 20%. Điều quan trọng là phải có chế tài xử lý và chính sách khuyến khích các đơn vị làm tốt. Hiện nay chúng ta đang thiếu cả 2 cái đó” - ông Huỳnh Thế Du nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài xử lý nghiêm người đứng đầu các bộ, ngành thì mới có tính răn đe, chấm dứt tình trạng trên quyết liệt, mạnh mẽ nhưng dưới “lừng khừng, nghe ngóng”.

7 bộ, ngành bắt đầu “chuyển động”

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng và sửa đổi các ĐKKD dịch vụ mua bán nợ tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

Bộ GTVT xây dựng và lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định ĐKKD đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đường thủy nội địa; dự thảo Nghị định quy định về ĐKKD dịch vụ kiểm định xe cơ giới; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về ĐKKD dịch vụ đào tạo lái xe ôtô và dịch vụ sát hạch lái xe. Bộ GTVT đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh và ĐKKD vận tải bằng xe ôtô.

Bộ TNMT đã lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông, trong đó có quy định về điều kiện cấp phép thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông.

Bộ GDĐT đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21.4.2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đề nghị góp ý Phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD trong lĩnh vực thông tin truyền thông, cụ thể là trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, kinh doanh dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ bưu chính, hoạt động của nhà xuất bản, hoạt động in…

Theo thông tin mới nhất vừa được Bộ Tài chính công bố, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã tổ chức rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý.

Theo phương án này, Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm 51,4% tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính; sửa đổi, bổ sung 16 Nghị định thuộc nhiều lĩnh vực gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, thẩm định giá, hải quan, kế toán, kiểm toán, kinh doanh xổ số, kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh casino, kinh doanh đặt cược, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện. LÂM ANH - P.V

LONG VŨ - ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Cắt giảm thủ tục, điều kiện kinh doanh trước giờ "G": 7 bộ vẫn đang “ỳ ạch”!

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG |

Chỉ còn 2 ngày là hết thời hạn rà soát, cắt giảm 50% về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành vốn là rào cản đối với các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Đến thời điểm này, tỉ lệ cắt giảm mới đạt 15,2% và có 14 bộ, ngành đang phải cắt giảm khoảng 2.690 thủ tục.

Các bộ, ngành Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Chậm và còn mang tính đối phó

thông chí - khánh vũ |

Trong buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với các bộ vào sáng 12.7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, chỉ riêng trong tuần này, Thủ tướng tiếp tục 2 lần nhắc nhở Tổ công tác phải đôn đốc các bộ sớm trình phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra hàng hóa chuyên ngành. 

Tổng Bí thư nghe Bộ trưởng Công Thương báo cáo về cắt giảm điều kiện kinh doanh

Cường Ngô - Lan Hương |

Sáng nay (11.7), đoàn công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Nghị quyết XII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương Đảng trong lĩnh vực công thương.

Tiến Linh có cơ hội giành Quả bóng vàng 2022

Thanh Vũ |

Tiến Linh đang được đánh giá sáng cửa nhất trong cuộc đua giành Quả bóng vàng 2022.

Lãnh đạo bến xe Giáp Bát: Kiểm tra các nhà xe vi phạm sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Mạnh Hà, Phó Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, hiện tượng xe khách trả khách không đúng nơi quy định, xe ghép, xe limousine... hoạt động rầm rộ thời gian qua là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách tại bến xe sụt giảm nghiêm trọng. Ông Hà cho biết, sẽ tiến hành xác minh, kiểm tra thông tin và gửi công văn đến các nhà xe vi phạm để chấm dứt tình trạng này.

Nguồn cung khan hiếm, chủ đầu tư tìm quỹ đất để tăng sản phẩm

ANH HUY |

Thị trường bất động sản (BĐS) tại Hà Nội được dự báo sẽ không có nhiều biến động trong vài tháng đầu năm 2023, bên cạnh đó nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm. Nhiều chủ đầu tư đang tích cực tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, sản phẩm với giá cả phải chăng, đa dạng...

Chứng khoán: VN-Index bước vào giai đoạn mang tính tích luỹ mới

Gia Miêu |

VN-Index vẫn đang có nhiều cơ hội để tiến sát khu vực 1.150 - 1.160 điểm khi tâm lý và dòng tiền đang hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Mua vàng online nở rộ dịp vía Thần Tài, khách chỉ cần đặt là ship

Nhóm PV |

Nhiều cơ sở kinh doanh vàng bạc tiếp tục triển khai dịch vụ mua vàng online, ship đến tận nhà trong ngày vía Thần Tài năm nay. Khách hàng nhờ đó có thể giao dịch dễ dàng mà không mất công xếp hàng chờ đợi.

Cắt giảm thủ tục, điều kiện kinh doanh trước giờ "G": 7 bộ vẫn đang “ỳ ạch”!

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG |

Chỉ còn 2 ngày là hết thời hạn rà soát, cắt giảm 50% về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành vốn là rào cản đối với các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Đến thời điểm này, tỉ lệ cắt giảm mới đạt 15,2% và có 14 bộ, ngành đang phải cắt giảm khoảng 2.690 thủ tục.

Các bộ, ngành Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Chậm và còn mang tính đối phó

thông chí - khánh vũ |

Trong buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với các bộ vào sáng 12.7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, chỉ riêng trong tuần này, Thủ tướng tiếp tục 2 lần nhắc nhở Tổ công tác phải đôn đốc các bộ sớm trình phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra hàng hóa chuyên ngành. 

Tổng Bí thư nghe Bộ trưởng Công Thương báo cáo về cắt giảm điều kiện kinh doanh

Cường Ngô - Lan Hương |

Sáng nay (11.7), đoàn công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Nghị quyết XII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương Đảng trong lĩnh vực công thương.