Bứt phá tăng trưởng, Việt Nam sẽ là điểm sáng về kinh tế năm 2021

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2020, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Tiếp theo đà tăng trưởng này, theo Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, để đạt được những mức tăng trưởng này, cần có sự bứt phá, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ĐBQH Đỗ Văn Sinh về vấn đề này.

Thưa ông, năm 2020 là năm đầy khó khăn, thách thức với nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình hình thiên tai, lũ lụt, tuy nhiên Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu kép. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Đúng vậy. Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 khá ảm đạm do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng Việt Nam vẫn là một gam màu sáng trong bức tranh đó. Dịch bệnh, thiên tai hoành hành khiến tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm nay thấp nhất trong nhiều năm, tuy nhiên Việt Nam vẫn được truyền thông quốc tế đã từng ghi nhận những thành tích trong năm vừa qua.

Có thể nói, chúng ta có một nền tảng chính trị bền vững. Từ nền tảng đó chúng ta chống dịch rất thành công và là một trong những điểm sáng của kinh tế thế giới. Việt Nam đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, là một điển hình khống chế dịch COVID-19 của thế giới và đạt mức tăng trưởng dương (2,91%, thuộc nhóm cao nhất thế giới). Quan trọng hơn, chúng ta đã duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dưới ngưỡng 4%.

Vậy theo ông dự báo về triển vọng kinh tế năm 2021 của Việt Nam như thế nào?

- Trong thời gian tới, triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng ở mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Dự báo này dựa trên giả định rằng khủng hoảng COVID-19 sẽ dần được kiểm soát, khi vaccine COVID-19 chứng minh được tính hiệu quả, kết quả quản lý một số rủi ro có thể phát sinh ở các mặt tài khóa, tài chính và xã hội.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), ngành Nông nghiệp dự kiến sẽ phục hồi sau tác động của dịch cúm lợn gây ảnh hưởng trong quý I năm 2020 và những thiệt hại trong mùa bão năm 2020. Ngành dịch vụ tiếp tục khôi phục nhờ gỡ bỏ hầu hết các biện pháp giãn cách xã hội theo dự báo và nhờ sức cầu tăng lên ở tầng lớp trung lưu trong nước. Các biện pháp cấm du khách nước ngoài sẽ từng bước được gỡ bỏ và ngành du lịch sẽ từng bước phục hồi.

Cùng với đó, năm 2021 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội Đảng XIII, với những quyết sách, định hướng lớn về kinh tế cũng sẽ tạo những bứt phá về tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo trong tương lai.

Việt Nam cũng có ổn định về mặt chính trị, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Sau dịch bệnh vừa qua, Việt Nam có vị thế rất cao trên trường quốc tế. Điều đó tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trong nước cũng như thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề thứ ba là ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách tài khoá linh hoạt cũng là thời cơ để huy động nguồn lực phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh những thuận lợi đó, chúng ta cần dự báo trước những khó khăn gặp phải như thế nào, thưa ông?

- Đó là, việc phục hồi kinh tế thế giới không thể nhanh chóng được bởi ảnh hưởng sâu của dịch bệnh trong năm 2020. Với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam muốn phát triển được cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hoá, cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Vấn đề thứ hai, chúng ta đã phát triển tốt những lợi thế thời gian vừa qua nhưng khi kinh tế thế giới phục hồi thì cũng có những cạnh tranh với hàng hoá của nước ta, như vậy lợi thế về một số mặt hàng sẽ giảm dần. Đó cũng là một thách thức trở lại với Việt Nam.

Vấn đề thứ ba có ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế đó là năng suất lao động của ta vẫn còn thấp. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, sức cạnh tranh không mạnh. Nguồn nhân lực so với thế giới chúng ta có nhiều nhưng chưa có chuyên và tinh. Đó là 2 thách thức rất lớn với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Còn vấn đề tháo gỡ những rào cản đối với nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện thể chế để tạo dư địa cho tăng trưởng cần phải lưu ý trong năm 2021?

- Cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những rào cản trong phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cũng là những vấn đề được lãnh đạo Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh. Và nếu chúng ta thực hiện tốt việc này sẽ tạo được nhiều dư địa trong phát triển kinh tế của năm 2021.

Từ năm 2021 có nhiều luật gốc ảnh hưởng tác động tới kinh tế - xã hội như Bộ luật Lao động, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Xây dựng… Đây là những luật nền tảng cho vấn đề phát triển kinh tế xã hội đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực ngay từ đầu năm 2021.

Tuy nhiên, có một đạo luật rất quan trọng đó là Luật Đất đai hiện nay còn nhiều tồn tại vướng mắc. Do đó ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ này cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Đất đai...

- Xin cảm ơn ông!

VƯƠNG TRẦN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300.000 việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng nêu rõ quyết tâm phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2021 cao hơn mục tiêu 6% đã đề ra, 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300.000 việc làm.

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

6 giải pháp trọng tâm để tạo đà tăng trưởng năm 2021

Vũ Long |

Chiều 27.12, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã đưa ra 6 giải pháp trọng tâm để đạt mức tăng trưởng lạc quan trong năm 2021.

GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Cường Ngô |

Chiều nay (27.12), Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Thủ tướng: 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300.000 việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng nêu rõ quyết tâm phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2021 cao hơn mục tiêu 6% đã đề ra, 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300.000 việc làm.

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

6 giải pháp trọng tâm để tạo đà tăng trưởng năm 2021

Vũ Long |

Chiều 27.12, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã đưa ra 6 giải pháp trọng tâm để đạt mức tăng trưởng lạc quan trong năm 2021.

GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Cường Ngô |

Chiều nay (27.12), Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.