Thi tuyển cán bộ lãnh đạo: chọn người đủ đức, đủ tài phục vụ nhân dân

Bước đột phá chống chạy chức, chạy quyền

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Vừa qua, nhiều đơn vị ở Trung ương và địa phương đã tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo cấp huyện, sở, vụ, cục để chọn cán bộ lãnh đạo được xem là bước đổi mới trong công tác cán bộ. Trao đổi với PV Lao Động, ông Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk - nhấn mạnh: Đây là giải pháp cụ thể chống chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ.

Đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ

Thưa ông, cán bộ được xem là cái gốc của mọi công việc. Việc lựa chọn cán bộ có ý nghĩa quyết định rất quan trọng trong điều hành công việc. Vậy, đâu là cơ sở để tỉnh Đắk Lắk thực hiện việc đổi mới thi tuyển chọn cán bộ này?

- Để thực hiện việc thi tuyển này, chúng ta căn cứ vào Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”; Thông báo Kết luận số 2020 ngày 26.5.2015 của Bộ Chính trị về “Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”; Công văn số 3135-CV/VPTW ngày 16.1.2017 của Văn phòng Trung ương Đảng, thông báo kết luận của Ban Bí thư về “chủ trương thí điểm thi tuyển lãnh đạo quản lý”.

Cùng với đó, Bộ Nội vụ đã có công văn hướng dẫn thực hiện đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở cấp phòng. Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ cũng đã có công văn hướng dẫn, “cho ý kiến về đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc tiếp tục thi tuyển lãnh đạo quản lý cấp sở, cấp phòng và đổi mới cách tuyển chọn Bí thư cấp ủy, cấp huyện”.

Trên cơ sở các văn bản nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định về thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp sở và Quy chế về “thí điểm tuyển chọn bí thư cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện”.

Vậy, việc thi tuyển chọn Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ được tổ chức như thế nào để biết ai là người có sáng kiến, ý tưởng hay, đóng góp cống hiến cho công việc, thưa ông?

- Trước hết, chúng ta thực hiện đúng các quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ, không thay đổi quy trình, quy định, chỉ đổi mới một khâu quan trọng là tuyển chọn cán bộ. Theo đó, đối với chức danh cán bộ cấp sở, cấp phòng thì tổ chức thi tuyển theo quy định tại văn bản số 2424 của Bộ Nội vụ và kinh nghiệm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp cục của Ban Tổ chức Trung ương.

Đối với chức danh Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện, chúng ta lựa chọn ít nhất từ 3-5 đồng chí đủ điều kiện tiêu chuẩn theo đúng quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, có trong quy hoạch tương đương.

Sau đó, những cán bộ này bố trí thời gian để làm chương trình hành động, cho trình bày chương trình hành động trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy để chọn đồng chí có năng lực nổi trội, giới thiệu để tiến hành quy trình công tác cán bộ theo đúng quy định. Từ đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ phân tích đánh giá và bỏ phiếu chọn ra 1 đồng chí xuất sắc thứ nhất, thứ hai… cho 1 vị trí để giới thiệu tiến hành quy trình cán bộ theo đúng quy định hiện hành.

Việc đổi mới cách tuyển chọn này chỉ ở khâu quan trọng nhất là lựa chọn cán bộ, còn quy trình cán bộ vẫn phải thực hiện đúng quy định hiện hành của Trung ương và tỉnh.

Giải pháp chống chạy chức, chạy quyền

Việc đổi mới tuyển dụng theo hình thức thi cử như thế này có những ưu điểm gì? Việc này có khắc phục được lỗ hổng, khuyết gì trước đây, thưa ông?

- Việc đổi mới cách tuyển chọn cán bộ này giúp Ban Thường vụ chọn được cán bộ thực tài. Chúng ta đánh giá cán bộ qua hồ sơ, qua quá trình công tác, nay thêm bước trình bày đề án, chương trình hành động, trả lời câu hỏi xử lý tình huống do Ban Thường vụ đặt ra sẽ chính xác hơn khi đánh giá, chọn được người có đức, tài hơn để bố trí vào vị trí công tác. Thứ hai, việc này giúp cán bộ tự nghiên cứu, nâng cao trình độ. Khi cán bộ chuẩn bị chương trình hành động nếu được chọn làm bí thư sẽ phải đọc, nghiên cứu nâng cao trình độ bản thân.

Đồng thời, việc thi tuyển như vậy sẽ chắt lọc được các giải pháp hay, khâu đột phá để xây dựng, phát triển huyện. Mặt khác, việc này nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho nhiều người để cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công khai, minh bạch, chọn người tài, đức nhất. Loại bỏ tâm lý không phục nhau vì không có căn cứ để đánh giá ai giỏi hơn ai.

Đây là giải pháp cụ thể chống chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ. Ban Thường vụ sẽ phân tích, bỏ phiếu cho điểm. Nếu điểm đồng chí nào cho ai đó chênh lệch 20% so với điểm trung bình chung thì phiếu đó sẽ bị loại ra.

VƯƠNG TRẦN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hoá: Công tác nhân sự phải chú trọng chống chạy chức, chạy quyền

Xuân Hùng |

Chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có kế hoạch tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Đảng, đề ra những yêu cầu cụ thể, đặc biệt trong công tác nhân sự.

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chống chạy chức, chạy quyền

Vương Trần |

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát đối với công tác cán bộ, thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, chống chạy chức, chạy quyền.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Kiên quyết với chạy chức chạy quyền

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 26.3, đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì Hội nghị giao ban việc thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các Tỉnh ủy, Thành ủy khu vực phía Nam.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Thanh Hoá: Công tác nhân sự phải chú trọng chống chạy chức, chạy quyền

Xuân Hùng |

Chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có kế hoạch tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Đảng, đề ra những yêu cầu cụ thể, đặc biệt trong công tác nhân sự.

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chống chạy chức, chạy quyền

Vương Trần |

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát đối với công tác cán bộ, thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, chống chạy chức, chạy quyền.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Kiên quyết với chạy chức chạy quyền

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 26.3, đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì Hội nghị giao ban việc thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các Tỉnh ủy, Thành ủy khu vực phía Nam.