Bộ trưởng Y tế trả lời “nóng” 3 câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc

Nguyên - Hùng - Trung |

Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 16.11, đại biểu Dương Trung Quốc đã đặt “3 câu hỏi nóng” cho Bộ trưởng Y tế.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) hỏi: Trên thế giới có bao nhiêu nước đặt tên luật như chúng ta?

Chúng ta xếp thứ 3 ở Châu Á, đó là đáng lo, nhưng Nhật Bản xếp thứ 2 thì Nhật Bản có phải nước phát triển hay không cả về kinh tế và văn hóa?

Đại biểu Dương Trung Quốc tiếp tục đặt câu hỏi: Ngay khi luật được thông qua, Bộ Y tế có hạn chế việc sản xuất các loại rượu bổ không?

"Bởi vì rượu bổ có tác dụng nhất định, nếu không thì chúng tôi sẽ mua rượu bổ về uống vậy", đại biểu Quốc nói.

Cuối cùng, vị đại biểu Quốc hội Đoàn Đồng Nai đặt vấn đề: Chúng tôi cho rằng nên có lựa chọn phù hợp nhất hiện nay là dùng chữ "kiểm soát" như các đại biểu đã nêu, nhà nước kiểm soát, cộng đồng kiểm soát, quan trọng nữa là mỗi người kiểm soát mình thì sẽ có sự thành công bền vững.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc về tên gọi của dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, tên trong tiếng Anh dịch ra rất khó, ví dụ "đồ uống có cồn" mà dịch ra thì "nhân dân không ai hiểu".

Về việc ông Dương Trung Quốc cho rằng dùng từ "kiểm soát" trong luật là phù hợp nhất, Bộ trưởng Y tế cho rằng, đây là từ gốc của tiếng Anh, các nước dùng từ kiểm soát, "nhưng ở Việt Nam là phòng, chống".

"Đây là ngôn ngữ làm sao để dễ hiểu", Bộ trưởng Y tế nói.

Trả lời về câu hỏi: "Nhật Bản xếp thứ 2 thì Nhật Bản có phải nước phát triển hay không cả về kinh tế và văn hóa", người đứng đầu ngành Y tế cho rằng, người dân Nhật vẫn uống rượu, bia, nhưng luật của họ rất nghiêm.

"Họ có luật dinh dưỡng xây dựng từ năm 1926 và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt, văn hóa rượu của họ rất văn minh", Bộ trưởng Y tế nói.

Trước câu hỏi “nếu khi luật này ban hành mọi người đi mua rượu thuốc bổ”, Bộ trưởng Y tế khẳng định: Khi xây dựng luật này, những loại rượu thuốc bổ bị đề nghị cấm, nhưng sau nhiều buổi hội thảo, lắng nghe nhiều, chúng tôi đã hạn chế nội dung đó.

“Nhưng không có nghĩa là khi luật này ban hành tất cả đều cấm rượu, bia. Trong luật này không có một từ nào là cấm uống rượu, uống bia”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ trưởng Y tế cũng giải trình trước Quốc hội nhiều vấn đề liên quan tới dự thảo luật này như: vấn đề kiểm soát quảng cáo; về tên gọi của luật; về nguồn lực; …

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 38 điều.

Trong đó có còn nhiều điều khoản gây nhiều tranh luận tại nghị trường như quy định việc cấm ép người dưới 18 tuổi uống rượu, bia; không bán rượu cho người dưới 18 tuổi; về tên gọi của luật; phạm vi điều chỉnh của luật…

Nguyên - Hùng - Trung
TIN LIÊN QUAN

Chỉ cấm ép uống rượu bia với người dưới 18 tuổi, vậy trên 18 tuổi ép nhau thoải mái?

Hùng - Trung - Nguyên |

Ép nhau uống đến chảy nước mắt, đến say mèm và gây nhiều hệ luỵ nhưng dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được QH thảo luận ngày 16.11 chỉ cấm ép với người dưới 18 tuổi và quy định này được nhiều ĐB tham gia thảo luận. 

Quảng cáo rượu bia: Mỗi luật cấm một kiểu

Hùng - Trung - Nguyên |

Quảng cáo quá nhiều, quảng cáo rượu, bia mà như thần dược... câu chuyện quảng cáo rượu bia thế nào cho phù hợp là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận trong phiên thảo luận ngày 16.11.

Sốc với những con số khổng lồ về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt

Thảo Anh - TAN |

Sản lượng tiêu thụ 305 triệu lít rượu, hơn 4 tỉ lít bia, "ngốn" hơn 4 tỉ USD (tương đương 100 nghìn tỉ) một năm. Và hàng loạt con số đáng “giật mình” khác đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á.

Những vất vả của ngành y... rồi sẽ qua

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế thể hiện sự lạc quan trước những khó khăn vướng mắc mà ngành y tế đang phải trải qua. Tăng lương, phụ cấp cho y bác sĩ, việc giải quyết từng bước những khó khăn trong vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế... cũng đang tạo ra nhiều hy vọng.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Những thánh địa linh thiêng nhất Châu Á

Minh Anh |

Dưới đây là 7 ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Châu Á với kiến trúc đồ sộ và sự linh thiêng huyền bí mà du khách nhất định không thể bỏ qua.

Chỉ cấm ép uống rượu bia với người dưới 18 tuổi, vậy trên 18 tuổi ép nhau thoải mái?

Hùng - Trung - Nguyên |

Ép nhau uống đến chảy nước mắt, đến say mèm và gây nhiều hệ luỵ nhưng dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được QH thảo luận ngày 16.11 chỉ cấm ép với người dưới 18 tuổi và quy định này được nhiều ĐB tham gia thảo luận. 

Quảng cáo rượu bia: Mỗi luật cấm một kiểu

Hùng - Trung - Nguyên |

Quảng cáo quá nhiều, quảng cáo rượu, bia mà như thần dược... câu chuyện quảng cáo rượu bia thế nào cho phù hợp là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận trong phiên thảo luận ngày 16.11.

Sốc với những con số khổng lồ về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt

Thảo Anh - TAN |

Sản lượng tiêu thụ 305 triệu lít rượu, hơn 4 tỉ lít bia, "ngốn" hơn 4 tỉ USD (tương đương 100 nghìn tỉ) một năm. Và hàng loạt con số đáng “giật mình” khác đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á.