Bộ trưởng Y tế lên tiếng sau các ý kiến trái chiều về Dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Nguyên - Hùng - Trung |

Ngày 16.11, trong phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại Quốc hội, các đại biểu liên tục có những ý kiến khác nhau về tên gọi và những quy định chưa rõ trong dự luật này.

Chưa ngã ngũ tên luật

 
ĐBQH Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội). Ảnh: Quochoi.vn 

Đồng tình với tên dự thảo luật là “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia”, đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) nói: “Vì đây là phương án ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tuyên truyền, rõ mục tiêu, quan điểm của luật là điều chỉnh, phòng ngừa, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của rượu, bia ngay từ khi tiếp cận”.

Các đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận), đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Nội), đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ), đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau), đại biểu Quàng Thị Vân (Điện Biên), Trần Thị Vĩnh Nghi (TP Cần Thơ), cũng ủng hộ lấy tên luật là “Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia”.

Ngược lại, nhiều đại biểu lại cho rằng cần thay đổi tên gọi của Luật, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề xuất lấy tên là “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia hoặc Luật Kiểm soát rượu, bia”.

Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng, tên của luật cần bao quát thực tiễn dễ hiểu, phản ánh đúng nội dung của luật và nên đổi thành “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn hoặc Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”.

Tương tự, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) kiến nghị về tên gọi "Luật Kiểm soát rượu bia" để có sự bao quát , chính xác hơn về mục tiêu. Còn đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) lại đề nghị nên lấy tên luật là "Luật Kiểm soát tác dụng có hại của các chất có cồn".

Bộ trưởng Y tế nói gì?

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: Ban soạn thảo cũng mong muốn được giữ tên theo phương án số 1” - là "Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia".

Vì theo Bộ trưởng Y tế, đây là quan điểm vừa dễ hiểu, vừa đơn giản “và người ta chỉ phòng chống tác hại của rượu và bia chứ không đả động gì đến ảnh hưởng văn hóa của rượu và bia hiện nay, nó chống tác hại trong tất cả các quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và cách uống”.

Tranh luận về con số 65.000 tỉ đồng do tác hại của bia rượu gây ra

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tranh luận lại về con số 65.000 tỉ đồng “mà rất nhiều đại biểu sử dụng” nói về tác hại của rượu, bia.

 
 ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng).

ĐB Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, “65.000 tỉ thiệt hại do rượu, bia là số liệu ước chừng, tính từ dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính là 1,3% GDP nhân với GDP Việt Nam là 5 triệu tỉ đồng nên ra số 65.000 tỉ đồng”.

Tranh luận về cấm ép người dưới 18 tuổi uống rượu, bia

Tại khoản 4, Điều 5 của dự luật quy định “cấm ép người dưới 18 tuổi sử dụng rượu, bia”.

Với quy định này, có đại biểu đặt câu hỏi “chỉ cấm ép người dưới 18 tuổi uống rượu, bia, vậy trên 18 tuổi thì ép thoải mái”?

Nêu quan điểm về qui định này, đại biểu Quàng Thị Vân (Điện Biên) cho rằng, quy định như vậy là chưa chặt chẽ vì ranh giới giữa ép uống, mời uống, tự uống là khó xác định.

“Theo tôi, nên quy định rõ là cấm người dưới 18 tuổi sử dụng rượu, bia. Như vậy sẽ đầy đủ và bao hàm các đối tượng, hành vi bị cấm”, đại biểu Vân nói.

Cũng băn khoăn với quy định này, đại biểu Nguyễn Thị Thảo (Nghệ An) đặt câu hỏi thế nào là hành vi ép buộc? Khi có hành vi ép buộc thì ai là người xử lý? Xử lý như thế nào? Đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ thêm.

Nguyên - Hùng - Trung
TIN LIÊN QUAN

Chỉ cấm ép uống rượu bia với người dưới 18 tuổi, vậy trên 18 tuổi ép nhau thoải mái?

Hùng - Trung - Nguyên |

Ép nhau uống đến chảy nước mắt, đến say mèm và gây nhiều hệ luỵ nhưng dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được QH thảo luận ngày 16.11 chỉ cấm ép với người dưới 18 tuổi và quy định này được nhiều ĐB tham gia thảo luận. 

Quảng cáo rượu bia: Mỗi luật cấm một kiểu

Hùng - Trung - Nguyên |

Quảng cáo quá nhiều, quảng cáo rượu, bia mà như thần dược... câu chuyện quảng cáo rượu bia thế nào cho phù hợp là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận trong phiên thảo luận ngày 16.11.

Sốc với những con số khổng lồ về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt

Thảo Anh - TAN |

Sản lượng tiêu thụ 305 triệu lít rượu, hơn 4 tỉ lít bia, "ngốn" hơn 4 tỉ USD (tương đương 100 nghìn tỉ) một năm. Và hàng loạt con số đáng “giật mình” khác đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Chỉ cấm ép uống rượu bia với người dưới 18 tuổi, vậy trên 18 tuổi ép nhau thoải mái?

Hùng - Trung - Nguyên |

Ép nhau uống đến chảy nước mắt, đến say mèm và gây nhiều hệ luỵ nhưng dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được QH thảo luận ngày 16.11 chỉ cấm ép với người dưới 18 tuổi và quy định này được nhiều ĐB tham gia thảo luận. 

Quảng cáo rượu bia: Mỗi luật cấm một kiểu

Hùng - Trung - Nguyên |

Quảng cáo quá nhiều, quảng cáo rượu, bia mà như thần dược... câu chuyện quảng cáo rượu bia thế nào cho phù hợp là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận trong phiên thảo luận ngày 16.11.

Sốc với những con số khổng lồ về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt

Thảo Anh - TAN |

Sản lượng tiêu thụ 305 triệu lít rượu, hơn 4 tỉ lít bia, "ngốn" hơn 4 tỉ USD (tương đương 100 nghìn tỉ) một năm. Và hàng loạt con số đáng “giật mình” khác đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á.