Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thận trọng khi xây dựng các thuỷ điện nhỏ

Vương Trần - Đặng Chung - Nguyễn Hà |

Trao đổi bên hành lang Quốc hội ngày 24.10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, về thuỷ điện, bao giờ cũng có 2 mặt. Quan điểm chúng ta là không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ.

Bài toán biến đổi khí hậu

Miền Trung vừa bước qua hai tuần mưa lũ lịch sử. Người dân liên tục đối mặt bão, áp thấp nhiệt đới dồn dập thời gian qua. Việc này xảy ra được xác định có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu. Thưa Bộ trưởng, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 có hướng đến các biện pháp khắc phục tình trạng này hay không?

- Các sự cố miền Trung vừa qua là do tổ hợp các sự cố thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu, đúng như dư luận nêu.

Sự cố thiên tai được điều chỉnh trong nhiều luật: Phòng chống giảm nhẹ thiên tai, luật khí tượng thuỷ văn. Trong dự thảo luật bảo vệ môi trường đề cập sự cố môi trường do các dự án gây ô nhiễm, suy thoái, huỷ hoại môi trường, sự cố nhân tai do con người. Đồng thời luật cũng định chế những chính sách giảm phát thải khí nhà kính – nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, và thời tiết dị thường cực đoan như đã nói ở trên.

Luật bảo vệ môi trường nhấn mạnh quan điểm con người phải sống hài hoà với tự nhiên, bảo vệ và phát triển thiên nhiên, môi trường sinh tồn của con người và thích ứng bền vững trước biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 24.10. Ảnh T.Vương
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 24.10. Ảnh Kh.Trung

Vậy, giải pháp phòng ngừa các hiện tượng cực đoan do thời tiết, biến đổi khí hậu gây ra là gì, thưa ông?

- Trong Luật Bảo vệ Môi trường có đưa đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất kiểm soát chặt chẽ hơn, thực chất hơn các nguyên nhân do con người, do phát triển kinh tế thông qua kiểm soát chất thải.

Tôi muốn nói các vấn đề sự cố thiên tai do con người, thông qua quy hoạch Bảo vệ Môi trường, phân vùng môi trường để chúng ta thực hiện thật tốt hơn. Để hạn chế tác động con người, phát triển kinh tế, ví dụ như thủy điện.

Thông qua các công cụ đánh giá tác động môi trường, quy chuẩn môi trường để đưa môi trường dần trở lại trạng thái tự nhiên. Đây là xu thế đảo ngược tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Thứ hai, có phần hết sức quan trọng là hệ sinh thái tự nhiên. Đây là môi trường chúng ta sống, nơi sẽ cung cấp không khí, hấp thụ chất thải. Hệ sinh thái tự nhiên có tác dụng rất lớn đến phòng chống thiên tai. Nên chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhấn mạnh quan điểm rất rõ con người phải sống hài hòa tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên.

Thưa Bộ trưởng, Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) lần này có tính đến việc đánh giá tác động môi trường cần siết chặt hơn không?

- Trong Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) lần này thể hiện 2 quan điểm. Thứ nhất, đó là quản lý môi trường dựa trên khoa học, tính chất quy mô của chất thải ra môi trường. Thứ hai là dựa trên dự án đó có tác động thế nào đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Và các tiêu chí này cụ thể, khoa học.

Một mặt, chúng ta xác định dự án nằm trong tiêu chí chất thải và tính chất quy mô lớn, chúng ta sẽ khoanh lại, tập trung quản lý cụ thể hơn, thực chất hơn.

Dự án thân thiện môi trường, quy mô tác động không lớn phạm vi ảnh hưởng không lớn tới môi trường thì sẽ bằng biện pháp hậu kiểm, thay bằng trước nay kiểm soát tất cả nhưng thực tế nhân lực, vật lực hạn chế.

Nói như vậy nghĩa là chúng ta sẽ tăng cường quản lý đối với những đối tượng tiềm năng nguy cơ gây ô nhiễm cao. Các công cụ quản lý đi vào thực chất, dựa trên cơ sở khoa học, thống nhất xuyên suốt mà thế giới cũng đã làm.

Thứ hai, chúng ta sẽ tháo gỡ các thủ tục hành chính không cần thiết, mang tính chất hình thức với dự án thân thiện môi trường và có hành lang để các dự án thân thiện đơn giản thủ tục nhất, ít chi phí tuân thủ nhất, tham gia đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội.

Thận trọng với các dự án thủy điện nhỏ

Một câu chuyện đang được dư luận quan tâm thời gian gần đây là mưa lũ ở miền Trung có phần tác động từ việc phát triển thuỷ điện thời gian qua. Bộ trưởng có quan điểm ra sao về vấn đề này?

- Về vấn đề này, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nói rồi. Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là đối với các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào thiết kế mới đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Như các nhà máy thủy điện lớn hiện nay đã giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn. Còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, phát triển thuỷ điện phải tuân thủ quy chế về điều tiết, đảm bảo an toàn.

Ở góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường, về thủy điện, bao giờ cũng có 2 mặt. Quan điểm chúng ta không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thuỷ điện nhỏ.

Tại các phiên họp của Quốc hội khóa XIII, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành đã tham mưu cắt giảm hơn 400 hồ thủy điện nhỏ rồi. Trong thời gian sắp tới, chúng ta hết sức thận trọng khi xây các thủy điện nhỏ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng, chúng ta không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ. Hay khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để nó hài hòa với môi trường. Tức là chúng ta không làm các đập dâng, mà sử dụng năng lượng thế năng tự nhiên của nước. Chi phí đầu tư thủy điện sẽ tăng nhưng sẽ bền vững. Chúng ta cũng nên có lựa chọn các công nghệ có liên quan để tính toán vấn đề môi trường, dòng chảy, dòng đi của cá, bùn, phù sa có thể duy trì thường xuyên khi có các đập thủy điện.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Vương Trần - Đặng Chung - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương loại hàng trăm thuỷ điện nhỏ ra khỏi quy hoạch

Thiên Bình |

Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, công tác quy hoạch, xây dựng thuỷ điện ngày càng đồng bộ. Bộ đã loại ra khỏi quy hoạch hàng trăm dự án thuỷ điện nhỏ.

26km - 4 thuỷ điện: Những con sông đang oằn mình "gánh" thuỷ điện

Cường Ngô |

Theo thống kê, cùng với công trình thuỷ nông, hồ chứa; hệ thống sông ngòi lớn của Việt Nam đang phải oằn mình gánh trên 500 công trình thủy điện lớn nhỏ.

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bộ Công Thương loại hàng trăm thuỷ điện nhỏ ra khỏi quy hoạch

Thiên Bình |

Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, công tác quy hoạch, xây dựng thuỷ điện ngày càng đồng bộ. Bộ đã loại ra khỏi quy hoạch hàng trăm dự án thuỷ điện nhỏ.

26km - 4 thuỷ điện: Những con sông đang oằn mình "gánh" thuỷ điện

Cường Ngô |

Theo thống kê, cùng với công trình thuỷ nông, hồ chứa; hệ thống sông ngòi lớn của Việt Nam đang phải oằn mình gánh trên 500 công trình thủy điện lớn nhỏ.

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.