Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về việc “xả nhiều rác phải trả nhiều tiền"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Sáng 12.6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có trao đổi với báo chí liên quan tới một số vấn đề được nhiều người quan tâm trong Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Thưa bộ trưởng, bộ trưởng có thể nói rõ hơn về dự kiến việc thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng. Có nghĩa ai xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn theo Dự luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Việc thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng có nghĩa là không đánh đồng bình quân, thu theo kiểu 10.000 – 20.000 đồng mỗi hộ mà tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng, thể tích.

Thông thường đo bằng khối lượng thì không thực tế nên chủ yếu người ta đo bằng thể tích, trên bao bì đó người ta tính khoảng bao nhiêu mét khối rác, tính theo thể tích là phù hợp hơn.

Còn tính theo lượng có nghĩa là anh ta xả ra khối lượng nhiều, tức thể tích nhiều thì anh phải trả tiền nhiều, chứ không đánh đều, bình quân.

Vậy việc đo khối lượng hay thể tích rác được thực hiện ra sao, thưa bộ trưởng?

- Có nhiều cách thực hiện. Nhiều nước tính tiền thu gom, xử lý rác qua việc bán bao bì đựng rác. Người dân sẽ thực hiện phân loại rác theo các loại bao bì đựng rác với màu sắc khác nhau. Mỗi bao bì sẽ có các thể tích khác nhau, theo đó dựa vào lượng rác qua các bao bì này để thu tiền thu gom, xử lý rác.

Vấn đề này được thiết kế thế nào trong luật, thưa bộ trưởng?

- Vấn đề này không quy định cụ thể trong luật mà sẽ đưa ra nguyên tắc, trên cơ sở đó các địa phương quy định cụ thể quá trình đó. Việc này có thể cụ thể hoá bằng nghị định, thông tư chứ không đưa vào chi tiết khi đưa ra dự luật này.

Dự luật chỉ nói nguyên tắc là không tính tiền xử lý rác “đổ đồng” mà trên cơ sở người nào xả rác ra nhiều thì phải trả nhiều hơn. Tức là dựa trên lượng rác, thông thường các nước dựa vào thể tích túi bao bì. Còn việc quy định màu nào, chia bao nhiêu loại túi, cách tính toán thế nào thì sẽ do văn bản dưới luật hướng dẫn.

Thưa bộ trưởng, với thực tế nhiều người còn có thói quen vứt rác vừa bãi, vứt trộm nữa, việc này liệu có thực thi được, và có lộ trình thực hiện việc này?

- Đúng là như vậy. Hàn Quốc mất 10 năm để thực hiện được vấn đề này. Thực thi được hay không thì quan điểm, chủ trương của luật pháp phải phù hợp thực tế. Khi đưa ra chính sách như vậy phải xác định trách nhiệm người dân phân loại, đến thu gom thế nào, tức là phải có sự đồng bộ giải pháp từ người dân, cho đến khâu cuối cùng là xử lý trên chặng đường thu gom, phân loại.

Quan trọng hơn nữa là người dân có nhận thức đầy đủ vấn đề này hay không. Vì đây là việc người dân trực tiếp làm, trực tiếp giải quyết vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho chính mình. Nếu người dân ủng hộ được và trực tiếp làm thì sẽ thành công. Nhà nước đảm bảo các điều kiện để làm sao từ khi người dân phân loại thì có chính sách khuyến khích người dân tham gia vào quá trình này và người dân cũng được thụ hưởng qua việc phân loại đó. Nhà nước cũng phải đầu tư ngay để đảm bảo tính đồng bộ từ quá trình vận chuyển, đã phân loại thì phải phân loại từ vận chuyển và phải đến công nghệ xử lý khác nhau với các loại rác khác nhau.

Loại tái chế tái sử dụng thì tách riêng ra, xử lý có nhiều cách như đốt, đưa thành nhiệt năng, xử lý bằng cách biến thành thực phẩm sinh khối, biến thành khí… thì phải đồng bộ.

Ta có nhiều mô hình khác nhau nhưng làm sao hiệu quả tuyên truyền để bà con hiểu làm việc này phải đi vào thực chất. Xả rác ra thì phải có sự giám sát của người dân chứ không thể chỉ cơ quan nhà nước giám sát. Hiện ta có nhiều chế tài xử lý, nhưng quan trọng nhất là trách nhiệm giám sát và cách tổ chức cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi như nào khi tuân thủ phân loại rác?

- Có loại rác mà không phải là rác, ví dụ đó là giấy, là đồ nhựa.. Nếu người dân gom lại, phân loại thì cái đó không phải trả tiền, người dân chỉ phải trả tiền những cái gì mà đầu tư xử lý.

Nếu nghiên cứu tốt thì những nhà sản xuất những sản phẩm mà họ cam kết thu gom, tái chế thì khi người dân thu gom lại và những sản phẩm này được nhà máy thu gom lại thì sẽ có cơ chế tính toán giá thành có lợi hơn cho người dân.

Thứ hai, khi phân loại rồi thì người thu gom sẽ tính toán phù hợp với từng điều kiện của người dân, chính sách nhà nước sẽ nghiên cứu vấn đề này để hỗ trợ cho người dân.

Chúng ta có lo ngại chi phí rác thải của người dân tăng lên? 

- Như đã nói, rác thải sinh hoạt người dân nhiều đối tượng rất khác nhau. Có người sẵn sàng chi trả nhưng có người khó khăn nên hỗ trợ cho người dân trong việc phân loại rác, xử lý rác.

Nhà nước sẽ quan tâm vấn đề này, hỗ trợ chi phí một phần người đóng góp, chi phí nhà nước bổ sung và để những nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo được lợi nhuận tối thiểu duy trì hoạt động sản xuất. Đó là những điều chúng ta phải làm và luật phải quy định điều đó. Có như vậy mới xã hội hoá được. Bởi muốn xã hội hoá, những ngành mà Nhà nước không làm mà xã hội làm thì phải theo cơ chế thị trường. Và làm theo thị trường là phải có lợi nhuận.

Thưa ông, có ý kiến cho rằng cần phải tăng chế tài xử phạt với hành vi xả thải môi trường?

-Với người dân phải có sự nâng cao nhận thức, cả cộng đồng vào cuộc. Vứt rác không chỉ là vi phạm môi trường mà còn là hành vi mang tính chất văn hoá, là gương cho con cái noi theo, là chuẩn mực đạo đức. Phải đồng bộ giải pháp đó. Nhưng phải phạt để nhớ, không nhờn luật, không thể là phạt và cho qua.

Đối với các doanh nghiệp thì trong Luật cũng đặt ra những vấn đề về mặt thanh tra, xử phạt hành chính. Với các doanh nghiệp, nhà máy lớn không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường có thể sẽ phải thanh tra đột xuất và thanh tra không thông báo trước.

Việc xử lý vi phạm không chỉ ở khung mức cao nhất mà phải bằng mức chi phí mà nhà sản xuất cố tình vi phạm, trốn tránh để mang lại lợi nhuận phi pháp của mình. Điều này rất quan trọng. Còn đưa ra mức như thế nào đó thì phải được Quốc hội cho phép -  nhưng quan điểm là phải xử phạt thật nghiêm, tiền xử phạt đủ lớn để răn đe.

Xin cảm ơn bộ trưởng!

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG
TIN LIÊN QUAN

ĐBQH nói về ô nhiễm: "5 phút mà không thở được là về thế giới bên kia"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng, ô nhiễm không khí tác động ngay vào sự sống, cho nên chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí tốt hơn.

Thủ tướng: "Nếu không có chế tài nghiêm thì nói mãi cũng nhờn"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Thủ tướng nhấn mạnh điều này khi lưu ý về chế tài trong việc bảo vệ môi trường khi thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, sáng nay (11.6).

Cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 26.5, trình bày tờ trình về dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, hoàn thiện bao gồm 16 chương, 186 điều và có nhiều cải cách mạnh mẽ. Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với nhiều điểm mới trong dự luật như quy định người gây ô nhiễm phải trả tiền, khuyến khích người dân phân loại rác thải theo 5 nhóm trước khi mang đi bỏ...

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

ĐBQH nói về ô nhiễm: "5 phút mà không thở được là về thế giới bên kia"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng, ô nhiễm không khí tác động ngay vào sự sống, cho nên chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí tốt hơn.

Thủ tướng: "Nếu không có chế tài nghiêm thì nói mãi cũng nhờn"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Thủ tướng nhấn mạnh điều này khi lưu ý về chế tài trong việc bảo vệ môi trường khi thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, sáng nay (11.6).

Cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 26.5, trình bày tờ trình về dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, hoàn thiện bao gồm 16 chương, 186 điều và có nhiều cải cách mạnh mẽ. Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với nhiều điểm mới trong dự luật như quy định người gây ô nhiễm phải trả tiền, khuyến khích người dân phân loại rác thải theo 5 nhóm trước khi mang đi bỏ...