Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về khắc phục ô nhiễm các dòng sông quanh Hà Nội

Vương Trần |

Khi đã kiểm soát được các nguồn thải như sinh hoạt, công nghiệp, y tế... thì sẽ khôi phục lòng sông và áp dụng các biện pháp vi sinh đối với các khu vực không còn nguồn thải.

Ô nhiễm thường xảy ra ở phía hạ nguồn

Ngày 17.8, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”.

Tại hội nghị, đại biểu Trần Xuân Hùng (Đoàn Hà Nam) đặt vấn đề: “Mức độ ô nhiễm của các nhánh sông, lưu vực sông tại các sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ đáng lo ngại. Hiện dù đã có nhiều chính sách khắc phục nhưng thời gian qua, qua giám sát cho thấy chưa cải thiện được bao nhiêu. Vậy xử lý vấn đề này như thế nào? Nhất là vấn đề xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch, hiện đã được các tổ chức quốc tế vào xử lý, kết quả thế nào?”.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, với các lưu vực sông lớn của Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường tập trung chủ yếu xảy ra ở phía hạ nguồn, thậm chí ô nhiễm trầm trọng ở các khu vực đô thị, dân cư hay khu công nghiệp.

"Đối với khu vực sông Nhuệ, sông Đáy thì 70% ô nhiễm môi trường là do nước thải sinh hoạt ở các địa phương như Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam... chưa được xử lý. Trong đó, Hà Nội phải chiếm đến 2/3. Lượng nước thải sinh hoạt được xử lý hiện nay chỉ rơi vào khoảng 20-30% và phần lớn các nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề cũng chưa được xử lý", Bộ trưởng Trần Hồng Hà phân tích.

Tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, thành phố đang tập trung đầu tư xây dựng công trình để thu gom toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và xử lý tập trung nhưng đến năm 2023 mới có thể hoàn thành.

Phải kiểm soát được nguồn thải

Trong thời gian ngắn hạn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm ở các sông Nhuệ, Đáy, Cầu và Tô Lịch.

Thứ nhất, chấp nhận phương án điều tiết nước trong mùa khô, đặc biệt trên hệ thống cống Liên Mạc, cụ thể là lấy thêm lưu lượng để tăng dòng chảy, giảm ô nhiễm.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là vào mùa khô mực nước sông Hồng đang thấp hơn so với cống, nên nếu không đầu tư hệ thống bơm đủ mạnh để bổ sung nước thì sẽ không khả thi.

Thứ hai là ra đời cơ chế để các bên cùng làm việc với nhau, quản lý được khi nào thì cần bổ sung, điều tiết nước. Để làm được như vậy, cần xây dựng các hệ thống quan trắc, nắm được tình hình để đưa ra quyết định điều tiết phù hợp.

Về lâu dài, Bộ trưởng Hà nói cần tập trung vào vấn đề quy hoạch, trong đó có quy hoạch về tài nguyên nước tiếp cận theo lưu vực sông, địa phương để bố trí lại sơ đồ dân cư và điều chuyển các nhà máy, cụm công nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nêu vấn đề bảo vệ hành lang sông và đưa ra quy chuẩn về quản lý khu vực xả nước thải, thậm chí có thể cấm xả thải ở các khu vực đã quá tải.

"Khi đã kiểm soát được các nguồn thải như sinh hoạt, công nghiệp, y tế... thì sẽ khôi phục lòng sông để sông có thể tự chảy để làm sạch và có thể áp dụng các biện pháp vi sinh đối với các khu vực không còn nguồn thải", Bộ trưởng Trần Hồng Hà phân tích thêm.

Đề cập đến việc xử lý nước thải sông Tô Lịch, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, các biện pháp công nghệ vi sinh như Nhật Bản, nếu áp dụng đối với khu vực lòng sông không còn nguồn nước thải nữa thì sẽ xử lý căn bản, kể cả trầm tích đáy.

"Còn khi còn nguồn thải thì giải pháp công nghệ của Nhật Bản không hiệu quả. Những công nghệ Nhật Bản áp dụng ở sông Tô Lịch chỉ phù hợp với khu vực, các nguồn nước không có lượng chất thải bổ sung, phù hợp ở các sông hồ kín" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói và cho hay, với sông Tô Lịch có lượng nước thải bổ sung hàng ngày lớn nên giải pháp hiệu quả là kiểm soát toàn bộ các loại nguồn thải ra.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia nhận định về giải pháp mới "hồi sinh" dòng sông Tô Lịch

Phạm Đông - Triệu Huyền |

Trước tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch, mới đây TP. Hà Nội đã cho khởi công xây dựng đường ống dài 50km gom nước thải để cải thiện tình trạng này.

Hà Nội trả lời cử tri về các biện pháp cải tạo nước sông Tô Lịch

Nguyễn Hà |

UBND thành phố Hà Nội vừa trả lời cử tri về biện pháp giải quyết từ gốc để có phương án tối ưu cho việc đảm bảo môi trường không khí; môi trường nước và làm sạch nước sông, Hồ của Hà Nội (Sông Tô Lịch, Hồ Tây...).

Từ vụ nước sông Đà, sông Đuống: An ninh nguồn nước đang bị thách thức!

Thế Lâm |

Không hẹn mà gặp, nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về Luật Đầu tư (sửa đổi) đã cùng có ý kiến nên đưa nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một trong những trường hợp được các đại biểu nêu ra từ đó đề xuất là trường hợp Công ty Nước mặt sông Đuống, đã được doanh nghiệp Thái Lan mua lại 34 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Chuyên gia nhận định về giải pháp mới "hồi sinh" dòng sông Tô Lịch

Phạm Đông - Triệu Huyền |

Trước tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch, mới đây TP. Hà Nội đã cho khởi công xây dựng đường ống dài 50km gom nước thải để cải thiện tình trạng này.

Hà Nội trả lời cử tri về các biện pháp cải tạo nước sông Tô Lịch

Nguyễn Hà |

UBND thành phố Hà Nội vừa trả lời cử tri về biện pháp giải quyết từ gốc để có phương án tối ưu cho việc đảm bảo môi trường không khí; môi trường nước và làm sạch nước sông, Hồ của Hà Nội (Sông Tô Lịch, Hồ Tây...).

Từ vụ nước sông Đà, sông Đuống: An ninh nguồn nước đang bị thách thức!

Thế Lâm |

Không hẹn mà gặp, nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về Luật Đầu tư (sửa đổi) đã cùng có ý kiến nên đưa nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một trong những trường hợp được các đại biểu nêu ra từ đó đề xuất là trường hợp Công ty Nước mặt sông Đuống, đã được doanh nghiệp Thái Lan mua lại 34 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai.