Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói về việc giải quyết cán bộ dôi dư sau sáp nhập

Vương Trần |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, việc giải quyết cán bộ dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, được áp dụng 4 chính sách: Giải quyết chế độ thôi việc, không tái cử với cán bộ cấp xã, tinh giản biên chế và cho địa phương ban hành chính sách hỗ trợ cho người không sắp xếp.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại 11 tỉnh

Sáng 17.12, tại phiên họp thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại 11 tỉnh và việc thành lập thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 và thành lập một số đơn vị hành chính đô thị của 11 tỉnh gồm: Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Long An và việc thành lập thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh Quochoi.vn

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, căn cứ vào hồ sơ của 11 tỉnh trình, có 3 đơn vị hành chính cấp huyện và 24 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 nhưng Chính phủ và địa phương đề nghị chưa thực hiện sắp xếp.

Ủy ban Pháp luật đề nghị ghi nhận để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với 2 trường hợp cấp huyện (huyện đảo Cô Tô và Cồn Cỏ) và 16 trường hợp cấp xã.

Đáng chú ý, trong số 11 tỉnh đề nghị sắp xếp lần này, số lượng các đơn vị hành chính sau sắp xếp mà chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định là khá lớn (76 đơn vị).

Vì vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ lưu ý, quán triệt trong quá trình chuẩn bị Đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải hướng dẫn địa phương xây dựng phương án bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định, tránh trường hợp phải sắp xếp tiếp trong giai đoạn sau, gây ảnh hưởng, xáo trộn, mất ổn định của đơn vị hành chính.

Sáp nhập các xã thì trung tâm xã đặt ở đâu?

Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi, với việc sáp nhập các xã thì trung tâm xã đặt ở đâu? Những tài sản liên quan tới các xã sẽ được sắp xếp như thế nào? Một vấn đề nữa là vấn đề tên gọi, những tên gọi cũ gắn với văn hóa lịch sử, vậy sau sáp nhập có thay đổi không?

Cùng cho ý kiến về việc sáp nhập các xã, huyện Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh: “Cần phải đánh giá rõ hiệu quả của việc sáp nhập này, những tác động của việc sáp nhập này tới các địa phương. Chúng ta không hợp nhất một cách cơ học và cần phải có đánh giá tác động cụ thể. Việc sắp xếp và bố trí cán bộ dôi dư thế nào”.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh Quochoi.vn
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh Quochoi.vn

Giải trình về những vấn đề trên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, theo lộ trình hiện đã trình Chính phủ đề án sắp xếp của 38 tỉnh, đang tiếp tục thẩm định các đề án, riêng TPHCM và Hà Nội chưa gửi đề án về cho Bộ Nội vụ.

Về cơ sở vật chất, các trụ sở cũ sau sắp xếp vẫn được sử dụng. Về giải quyết cán bộ dôi dư, quá trình sắp xếp cũng được áp dụng 4 chính sách: Giải quyết chế độ thôi việc, không tái cử với cán bộ cấp xã, tinh giản biên chế và cho địa phương ban hành chính sách hỗ trợ cho người không sắp xếp.

Cuối buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với tờ trình và báo cáo thẩm tra, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp này.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Sáp nhập huyện, xã là cơ hội đánh giá lại cán bộ, công chức

vương trần |

Ai làm được việc thì bố trí vào bộ máy mới. Còn ai không làm được việc thì đây cũng là dịp để phân loại đánh giá để thực hiện các chính sách đã ban hành như tinh giản biên chế, thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi, không đủ điều kiện tái cử thì chờ đến tuổi nghỉ hưu. 

Sáp nhập huyện, xã: Tiến độ chậm, Bộ Nội vụ chưa nhận được đề án nào

Thùy Linh |

Có 20 trên tổng số 713 đơn vị hành chính cấp huyện phải tiến hành sắp xếp và có 623 trên tổng số 11.162 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp. 

"Cái khó" trong sáp nhập huyện xã: 3 chủ tịch còn trẻ, biết chọn ai?

T.Linh |

Sáng 24.1, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Sáp nhập huyện, xã là cơ hội đánh giá lại cán bộ, công chức

vương trần |

Ai làm được việc thì bố trí vào bộ máy mới. Còn ai không làm được việc thì đây cũng là dịp để phân loại đánh giá để thực hiện các chính sách đã ban hành như tinh giản biên chế, thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi, không đủ điều kiện tái cử thì chờ đến tuổi nghỉ hưu. 

Sáp nhập huyện, xã: Tiến độ chậm, Bộ Nội vụ chưa nhận được đề án nào

Thùy Linh |

Có 20 trên tổng số 713 đơn vị hành chính cấp huyện phải tiến hành sắp xếp và có 623 trên tổng số 11.162 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp. 

"Cái khó" trong sáp nhập huyện xã: 3 chủ tịch còn trẻ, biết chọn ai?

T.Linh |

Sáng 24.1, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.