Bổ sung quy định, biện pháp áp dụng khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt

Ái Vân |

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn thông tin, Luật Tổ chức tín dụng 2024 có nhiều điểm mới, trong đó, quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi một tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.

Bổ sung quy định về rút tiền hàng loạt

Tại cuộc họp báo ngày 19.2 công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn đã thông tin về những nội dung mới, quan trọng của luật này.

Theo đó, Luật Các tổ chức tín dụng đã bổ sung quy định về rút tiền hàng loạt, trong đó quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi một tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, bao gồm các biện pháp tự thân của ngân hàng và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.

Về kiểm soát đặc biệt và các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng, luật mới quy định phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án giải thể, phương án phá sản.

Hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn

Luật Các tổ chức tín dụng cũng đã hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.

Theo đó, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã giảm giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức, của nhóm cổ đông và người có liên quan; quy định lộ trình 5 năm giảm dần giới hạn cấp tín dụng; sửa đổi, bổ sung quy định về khái niệm người có liên quan.

Luật bổ sung trách nhiệm công bố, công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng trở lên, thông tin về người có liên quan của người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng.

"Đây là những quy định để nâng cao năng lực quản trị, điều hành, minh bạch hóa hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hạn chế tình trạng thao túng, chi phối hoạt động của cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn tại tổ chức tín dụng", ông Sơn nói.

Bên cạnh đó, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã bổ sung quy định yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong các trường hợp bị can thiệp sớm. Phương án khắc phục phải được xây dựng, thông qua trước ngày 1.7.2025 hoặc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp giấy phép.

Phó Thống đốc nhấn mạnh tinh thần “từ xa, từ sớm”, khi phát hiện các tổ chức tín dụng thuộc trường hợp can thiệp sớm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng. Văn bản này sẽ nêu rõ các yêu cầu, hạn chế đối với tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc xây dựng, cập nhật phương án để khắc phục các yếu kém phát sinh trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện thành công phương án khắc phục và trở lại hoạt động bình thường, việc áp dụng các biện pháp hạn chế, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước cũng chấm dứt.

Luật cũng thay đổi về cách tiếp cận đối với can thiệp sớm tổ chức tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế. Định kỳ ít nhất 2 năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cập nhật, điều chỉnh phương án khắc phục để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Luật Các tổ chức tín dụng gồm 15 chương, 210 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024. Luật bổ sung điều khoản chuyển tiếp cho những quy định được sửa đổi, bổ sung tại luật để hạn chế tác động lớn tới thị trường khi luật có hiệu lực. Quy định chi tiết Luật Các tổ chức tín dụng 2024, dự kiến có có 2 nghị định và 4 thông tư.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

Sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB tác động lớn tới thanh khoản, thị trường

MINH ÁNH - PHẠM ĐÔNG |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, dư âm của sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB đã tác động lớn tới thanh khoản, tâm lý thị trường, khiến các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc quản trị và cân đối nguồn vốn tín dụng.

Can thiệp kịp thời khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng

NHÓM PV |

Ngày 5.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD - sửa đổi). Dự thảo luật bổ sung việc xử lí nợ xấu, xử lí tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; quy định về biện pháp xử lí khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.

Can thiệp sớm nếu ngân hàng bị rút tiền hàng loạt

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kinh tế đề nghị cần có những biện pháp “tự thân” của tổ chức tín dụng để nhanh chóng khắc phục tình trạng rút tiền hàng loạt.

Truy tố cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Theo nguồn tin của Báo Lao Động, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành cáo trạng truy tố cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cùng vợ chồng "trùm" hóa đơn Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh và các đối tượng khác với 5 nhóm tội danh, gồm: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Nhận hối lộ" và "Đưa hối lộ".

Chủ tịch Lào Cai tới hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy rừng Hoàng Liên

Bảo Nguyên |

Sau khi chỉ đạo từ xa, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã tiếp cận Trạm chỉ huy tiền phương nơi có điểm cháy rừng Hoàng Liên phức tạp nhất.

Việc tiếp nhận, sử dụng tiền công đức tại các đền chùa ở Ninh Bình vẫn chưa công khai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Tiền công đức hay thường gọi là tiền giọt dầu ở các chùa, đền và các di tích, tín ngưỡng văn hóa là sự thành tâm của phật tử, người dân, du khách. Tuy nhiên, cơ bản đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa có cơ chế cụ thể về việc quản lý loại tiền công đức này.

Lệ Thủy nói lí do vắng mặt ở họp báo của Minh Vương và việc bị giả giọng hát

ĐÔNG DU |

Ngày 20.2, NSND Lệ Thủy đã có phản hồi chính thức về lí do bà vắng mặt ở họp báo liveshow Minh Vương cũng như chuyện bị nhái giọng hát tiếng Thái, tiếng Hàn Quốc gây xôn xao thời gian qua.

Thêm một cô gái trẻ mất tích, Công an Hà Nội phát thông báo tìm kiếm

HỮU CHÁNH |

Theo Công an TP Hà Nội, chị Bàn Thị Thương (19 tuổi) đi khỏi nhà và mất tích từ mùng 3 Tết, đến nay chưa tìm thấy.

Sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB tác động lớn tới thanh khoản, thị trường

MINH ÁNH - PHẠM ĐÔNG |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, dư âm của sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB đã tác động lớn tới thanh khoản, tâm lý thị trường, khiến các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc quản trị và cân đối nguồn vốn tín dụng.

Can thiệp kịp thời khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng

NHÓM PV |

Ngày 5.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD - sửa đổi). Dự thảo luật bổ sung việc xử lí nợ xấu, xử lí tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; quy định về biện pháp xử lí khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.

Can thiệp sớm nếu ngân hàng bị rút tiền hàng loạt

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kinh tế đề nghị cần có những biện pháp “tự thân” của tổ chức tín dụng để nhanh chóng khắc phục tình trạng rút tiền hàng loạt.