Bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình vào dự án luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cơ quan chủ trì cùng cơ quan soạn thảo cần phối hợp để làm rõ hành vi bạo lực gia đình, đảm bảo quyền công dân nhưng tránh bỏ sót hành vi.

Bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình

Sáng 16.8, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về hành vi bạo lực gia đình (Điều 3), một số ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị khoản 1 quy định khái quát thành các nhóm hành vi bạo lực gia đình. Một số ý kiến góp ý về nội dung của một số điểm quy định về hành vi bạo lực gia đình và cũng có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy hầu hết hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế.

Tuy nhiên, có hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình có thể đan xen lẫn nhau. Do vậy, nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lắp các hành vi bạo lực gia đình. Quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật.

Đây cũng là cách tiếp cận được các tổ chức quốc tế khuyến nghị và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Có ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng do không khả thi và mâu thuẫn với Luật Hôn nhân và gia đình.

Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng trong thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không, chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng. Hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không còn là quan hệ gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình, song là mối quan hệ rất đặc thù, dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực.

Xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm, thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.

Xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình, ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong tương lai và đồng thời những người trong cuộc sẽ được áp dụng các quy định đặc thù trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình để mối quan hệ trở nên tốt hơn. Do vậy, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cho giữ quy định khoản 2 Điều 3 của dự thảo Luật.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Làm rõ hành vi bạo lực gia đình, đảm bảo quyền công dân

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động giữa Uỷ ban Xã hội và Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch hoàn thiện hồ sơ, đủ điều kiện trình tài kỳ họp thứ 4.

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan tiếp thu đầy đủ khi tiến hành luật phải rà soát đạt mục tiêu bám sát mục tiêu ban đầu khi tiến hành sửa luật, luật ban hành phải khả thi, đảm bảo sự tương thích thống nhất giữa các chương điều trong hệ thống pháp luật.

Về biện pháp bổ sung cấm tiếp xúc theo quyết định của UBND cấp xã, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị lấy ý kiến ĐBQH tại hội nghị ĐBQH chuyên trách, cũng như đánh giá tác động tính tương thích với các điều luật khác đảm bảo tính khả thi.

Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì cùng cơ quan soạn thảo cần phối hợp để làm rõ hành vi bạo lực gia đình, đảm bảo quyền công dân nhưng tránh bỏ sót hành vi. Uỷ ban xã hội cùng với cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu các ý kiến, chỉnh lý dự thảo luật để đảm bảo chất lượng trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính là hành vi bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Để đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính thai nhi là bạo lực gia đình.

Gia cố biện pháp "phòng" để không thể, không dám bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải “gia cố” nhiều hơn nữa cho các biện pháp “phòng” và mối quan hệ giữa “phòng” với “chống” để không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình.

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính là hành vi bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Để đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính thai nhi là bạo lực gia đình.

Gia cố biện pháp "phòng" để không thể, không dám bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải “gia cố” nhiều hơn nữa cho các biện pháp “phòng” và mối quan hệ giữa “phòng” với “chống” để không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình.

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.