Bỏ môn Lịch sử trong chương trình phổ thông, thực tế không phải vậy

NHÓM PV |

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, môn Lịch sử có ở tất cả các trường trung học phổ thông, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên Lịch sử. Một số ý kiến cho rằng môn Lịch sử là tự chọn dẫn đến bỏ hoặc "khai tử" môn Lịch sử, "nhưng thực tế không phải như vậy".

Chiều 9.6, chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, đại biểu Quàng Thị Nguyệt - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên nhấn mạnh: Những ngày vừa qua rất nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri và xã hội quan tâm, có ý kiến khác nhau về thông tin môn Lịch sử sẽ là môn tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã có chỉ đạo gì về vấn đề này?

Về vấn đề môn Lịch sử, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nêu rõ, đây là vấn đề hiện nay dư luận hết sức quan tâm. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có môn Lịch sử rất cụ thể.

Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã quy định rõ việc bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Tiếp đó, Nghị quyết 88 của Quốc hội, Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ giáo dục phổ thông 12 năm gồm 2 giai đoạn giáo dục. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp trung học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm. Giai đoạn 2 là giáo dục định hướng nghề nghiệp cấp trung học phổ thông 3 năm.

Giáo dục cơ bản sẽ đảm bảo cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng. Trong đó Lịch sử là môn học bắt buộc. Còn giáo dục trung học phổ thông là giáo dục định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị cho học sinh tiếp cận nghề nghiệp. 

Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số 32 năm 2018 về chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có môn Lịch sử.

Chương trình giáo dục phổ thông thiết kế theo 2 giai đoạn. Giai đoạn cơ bản thì Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc từ lớp 4-9 có tổng số lượng thời lượng là 560 tiết, trong đó, phân môn Lịch sử chiếm 208 tiết. Hai là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp - lớp 10 đến lớp 12, lịch sử được bố trí là một môn học trong tổ hợp khoa học xã hội. 

Như vậy, môn Lịch sử có ở tất cả các trường trung học phổ thông, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên Lịch sử. Một số ý kiến cho rằng môn Lịch sử là tự chọn dẫn đến bỏ hoặc khai tử môn Lịch sử, "nhưng thực tế không phải như vậy". 

Chính phủ đã chỉ đạo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam liên quan đến chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông.

Tổ chức hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, bảo đảm việc học môn lịch sử kiến thức về lịch sử dân tộc được tăng cường.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

3 chương trình mục tiêu quốc gia chậm vì làm kỹ để tránh sai sót, tiêu cực

NHÓM PV |

Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết do khối lượng công việc nhiều, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nên phải rà soát kỹ để tránh những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra.

Môn Lịch sử chưa được yêu thích do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, môn Lịch sử chưa được yêu thích là do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn, thiếu những truyện lịch sử ngắn gọn mà sinh động, những bộ phim lịch sử hấp dẫn.

3 khả năng xảy ra khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn

Nhóm PV |

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ. Khi môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

3 chương trình mục tiêu quốc gia chậm vì làm kỹ để tránh sai sót, tiêu cực

NHÓM PV |

Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết do khối lượng công việc nhiều, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nên phải rà soát kỹ để tránh những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra.

Môn Lịch sử chưa được yêu thích do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, môn Lịch sử chưa được yêu thích là do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn, thiếu những truyện lịch sử ngắn gọn mà sinh động, những bộ phim lịch sử hấp dẫn.

3 khả năng xảy ra khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn

Nhóm PV |

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ. Khi môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra.