Bộ Công an đề nghị các bộ sớm mở các điểm nghẽn phục vụ cho Đề án 06

Việt Dũng |

Con tàu chuyển đổi số đã chạy, chúng ta không thể dừng mà phải tiếp nhiên liệu cho nó bằng chính sự quyết tâm, trách nhiệm, đồng bộ của các bộ, ban, ngành vì vậy cần sớm mở các điểm nghẽn trong thực hiện Đề án 06.

Ngày 25.10, Bộ Công an tổ chức Họp tổ công án triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 10.2022.

Tại phiên họp Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Công an thông tin, việc chuyển đổi số cần phải tính đến những vấn đề mang tầm khu vực, quốc tế trong xã hội số, kinh tế số, quản trị xã hội.

Đến nay, 11 đơn vị, bộ, ngành thành viên đã ký Kế hoạch đăng ký lộ trình triển khai các nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2022.

Người đứng đầu các địa phương đã khẩn trương vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo triển khai Đề án tại địa phương mình, có thể kể đến như TP.Hà Nội, TPHCM, Thái Nguyên, Hà Nam...

Tuy nhiên, trong lộ trình đã đề ra trong tháng 10, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, phần việc chưa hoàn thành. Điển hình như: Dịch vụ công trực tuyến tỷ lệ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng chưa cao.

Hai dịch vụ công Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe và Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất vẫn đang triển khai thí điểm, chưa hoàn thành để triển khai trên toàn quốc.

Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại phiên họp về triển khai Đề án 06. Ảnh: H.P
Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc (đứng) phát biểu tại phiên họp về triển khai Đề án 06. Ảnh: H.P

Hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương đầu tư từ lâu, thiếu đồng bộ. Về cơ bản, các bộ, ngành chưa sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý thuộc thẩm quyền ban hành hoặc đề xuất ban hành cho phù hợp với Luật Cư trú năm 2020.

Đến nay, rất ít đơn vị đủ điều kiện để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc làm sạch dữ liệu thông tin thuê bao di động chưa đảm bảo tiến độ đề ra.

Nhiệm vụ chuyển dữ liệu về số điện thoại di động để Bộ Công an cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được rốt ráo thực hiện...

Bộ trưởng Tô Lâm cũng đánh giá, hiện công tác cấp, liên thông khai sinh, khai tử… ở cấp cơ sở vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian của người dân.

Trước việc đại diện Bộ Tư pháp hứa sẽ sớm sửa thông tư có liên quan để đảm bảo đến 31.12.2022 thực hiện Luật Cư trú, Bộ trưởng Tô Lâm quán triệt và lưu ý: Việc thay đổi Thông tư phục vụ Luật Cư trú năm 2020 là vấn đề hết sức cấp bách.

“Một cháu bé mới sinh ra, sau vài ngày ở bệnh viện khi bố mẹ cháu bế về nhà thì đã có ngay giấy khai sinh chứ không thể để bố, mẹ cháu phải chạy đi chạy lại đăng ký khai sinh mất thời gian, công sức.

Những thủ tục đó phải được thực hiện trên môi trường điện tử, cải cách, phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc nêu: “Con tàu chuyển đổi số đã chạy, chúng ta không thể dừng mà phải tiếp nhiên liệu cho nó bằng chính sự quyết tâm, trách nhiệm, đồng bộ của các bộ, ban, ngành...".

Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành đánh giá đầy đủ những tồn tại, phần việc có liên quan để sớm mở các điểm nghẽn, để “gỡ” những vướng mắc trong thủ tục hành chính, làm sạch dữ liệu phục vụ liên thông, kết nối dữ liệu.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh việc đồng bộ dữ liệu phải chia làm 3 nhóm với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau, cùng nhau thống nhất, quyết tâm giải quyết bằng được”.

Đối với những phần việc thuộc trách nhiệm thuộc bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó phải có câu trả lời, hướng dẫn giúp những đơn vị có liên quan “bám” vào đó để thực hiện.

Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện pháp lý để triển khai các nhiệm vụ của đề án đúng tiến độ. Nhất là việc bỏ sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1.1.2023.

Đó là vấn đề đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đặc biệt là đối với lĩnh vực tư pháp, tài nguyên và môi trường.

Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Ban soạn thảo nghị định khẩn trương đôn đốc, tập hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương chuyển Bộ Tư pháp thẩm định trong đầu tháng 11.2022 để ban hành.

Các bộ, ngành khẩn trương kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị mình có lộ trình, thời gian hoàn thành cụ thể...

"Nhiệm vụ phía trước vẫn còn nặng nề, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải chung sức, đồng lòng, liên thông, đồng bộ dữ liệu, phục vụ hiệu quả xây dựng công dân số, xã hội số, Chính phủ số, phát triển kinh tế - xã hội...”- Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Đề án 06 tại Hà Nam

Việt Dũng |

Chiều 14.10, tại Hà Nam, Hội nghị triển khai các giải pháp thúc đẩy thực hiện Đề án 06 được tổ chức nhằm đẩy mạnh các mặt công tác và tiện ích của Đề án 06 đối với người dân và doanh nghiệp.

Những tiện ích người dân được hưởng ở Đề án 06 từ cuối năm 2022 đến 2023

Việt Dũng |

Bộ Công an hiện cung cấp 6 tiện ích liên quan đến thẻ căn cước công dân gắn chip, VNeiD phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia và tiếp tục thực hiện trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Đưa Đề án 06 đến gần dân, phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Việt Dũng |

Ngoài công an địa phương làm công tác tuyên truyền, phát tờ rơi về các dịch vụ công, Bộ Công an còn phối hợp với cơ quan báo chí, đăng tải thông tin, trình chiếu trên màn hình LED về Đề án 06 để người dân tiếp cận nhanh nhất các lợi ích.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Đề án 06 tại Hà Nam

Việt Dũng |

Chiều 14.10, tại Hà Nam, Hội nghị triển khai các giải pháp thúc đẩy thực hiện Đề án 06 được tổ chức nhằm đẩy mạnh các mặt công tác và tiện ích của Đề án 06 đối với người dân và doanh nghiệp.

Những tiện ích người dân được hưởng ở Đề án 06 từ cuối năm 2022 đến 2023

Việt Dũng |

Bộ Công an hiện cung cấp 6 tiện ích liên quan đến thẻ căn cước công dân gắn chip, VNeiD phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia và tiếp tục thực hiện trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Đưa Đề án 06 đến gần dân, phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Việt Dũng |

Ngoài công an địa phương làm công tác tuyên truyền, phát tờ rơi về các dịch vụ công, Bộ Công an còn phối hợp với cơ quan báo chí, đăng tải thông tin, trình chiếu trên màn hình LED về Đề án 06 để người dân tiếp cận nhanh nhất các lợi ích.