Bỏ cơ chế xin - cho trong xây dựng Nghị định xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu dự thảo Nghị định quy định chi tiết xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú (NSND, NSƯT) cần tăng cường các tiêu chí định lượng, cụ thể hóa các tiêu chí của từng nhóm ngành nghệ thuật, bỏ cơ chế “xin - cho”.

Ngày 17.1, Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa ban hành Thông báo số 14/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chi tiết xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” (NSND, NSƯT).

Thông báo nêu rõ, Luật Thi đua, khen thưởng giao Chính phủ quy định chi tiết việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho đối tượng là người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là việc khó, phức tạp nhưng Luật Thi đua, khen thưởng đã giao Chính phủ quy định chi tiết thì Chính phủ phải tổ chức thực hiện nội dung này.

Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, nhất là lãnh đạo hội phát huy tinh thần trách nhiệm, tập hợp, trao đổi dân chủ, thẳng thắn trong các hội của mình để cùng phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Luật Thi đua, khen thưởng về việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho đối tượng là người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật.

Danh hiệu NSND, NSƯT là các danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng. Do đó, dự thảo nghị định cần được xây dựng và ban hành với tinh thần xác định rõ các tiêu chí đánh giá, trong đó hạn chế các tiêu chí đánh giá định tính, tăng cường các tiêu chí định lượng, cụ thể hóa các tiêu chí của từng nhóm ngành nghệ thuật, bỏ cơ chế “xin - cho”.

Việc này rất cần các Hội văn học, nghệ thuật phát huy vai trò, trách nhiệm cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xây dựng các tiêu chí đánh giá lượng hóa được, khả thi thực chất, khách quan.

Về việc tổ chức các liên hoan, hội diễn nghệ thuật, nên đẩy mạnh xã hội hóa, Nhà nước chỉ tổ chức những lĩnh vực mà ít được quan tâm. Đối với các cuộc thi có tính chuyên sâu, nên để các hội tổ chức và các hội đã tổ chức tốt ở lĩnh vực nào thì tiếp tục thực hiện.

Tuy nhiên, liên hoan nào, hình thức đánh giá về góc độ nghệ thuật thế nào, cần quy định để nâng cao chất lượng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (là cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định) hoàn thiện dự thảo nghị định, báo cáo Chính phủ trước ngày 15.2.2024.

Về việc truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho các văn, nghệ sĩ có nhiều đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật nước nhà, được công chúng mến mộ, chưa được Nhà nước phong tặng danh hiệu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Tư pháp nghiên cứu việc truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho các đối tượng này.

Thông báo cũng nêu trường hợp cần thiết đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSƯT, NSND

NHÓM PV |

Các đại biểu Quốc hội đề nghị không phân biệt nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn trong xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và cần xét phong tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú đối với kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, soạn giả sân khấu

Đại biểu Quốc hội tranh luận về việc bỏ danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ

Đặng Chung - Trần Vương |

So với quy định hiện hành, dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên. Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng không nên bỏ xét tặng danh hiệu này đối với nhạc sĩ.

Chính phủ sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Phạm Đông |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15.5.2021.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Bị lừa tiền tỉ vì truy cập ứng dụng cung cấp dịch vụ công giả mạo

HỮU CHÁNH |

Sau khi người dùng bị lừa cài ứng dụng cung cấp dịch vụ công giả mạo, kẻ gian sẽ theo dõi và lấy dữ liệu từ xa rồi chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Thị xã Đông Hoà, Phú Yên phản hồi vụ trúng đấu giá đất nhưng không giao tài sản

Hữu Long |

Phú Yên - Liên quan đến vụ đấu giá đất và tài sản gắn liền trên đất nhưng có nhiều lỗ hổng pháp luật, đến nay địa phương đã có phản hồi.

Bắt tạm giam Phó Chánh Văn phòng Sở NNPTNT TPHCM

Việt Dũng |

Ông Phạm Tấn Kiên bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Hết năm 2023, Lilama 18 doanh thu nghìn tỉ đồng, nợ người lao động gần 82 tỉ đồng

Minh Ánh - Quang Dân |

Lũy kế hết năm 2023, Lilama 18 đưa về 1.329 tỉ đồng doanh thu. Thuyết minh báo cáo tài chính công ty cho biết, phần lớn doanh thu năm vừa qua đến từ các hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, Lilama 18 còn nợ người lao động gần 82 tỉ đồng, nợ thuế nhà nước xấp xỉ 12 tỉ đồng.

Đề nghị mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSƯT, NSND

NHÓM PV |

Các đại biểu Quốc hội đề nghị không phân biệt nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn trong xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và cần xét phong tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú đối với kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, soạn giả sân khấu

Đại biểu Quốc hội tranh luận về việc bỏ danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ

Đặng Chung - Trần Vương |

So với quy định hiện hành, dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với nhạc sĩ, phát thanh viên. Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng không nên bỏ xét tặng danh hiệu này đối với nhạc sĩ.

Chính phủ sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Phạm Đông |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15.5.2021.