Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển đất nước

Phạm Đông |

Trung ương ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW khoá XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” - có một ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn, đột phá mang tính bước ngoặt về tư duy. Trong khi đó, Nghị quyết số 20-NQ/TW khoá XIII nhìn nhận kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Dẫn đường cho sự phát triển

Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia. Do đó, việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã ban hành Nghị quyết số 18/2022. Nội dung Nghị quyết thể hiện nhiều điểm mới, đột phá, làm định hướng quan trọng để các cấp, các ngành chung tay tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy nguồn lực đất đai, tạo động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Trong đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Trao đổi với Lao Động, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban xã hội của Quốc hội cho rằng, cả 2 nghị quyết được ban hành đều góp phần dẫn đường cho sự phát triển của đất nước và biến tiềm năng, lợi thế thành động lực. Với Nghị quyết 18, đây là chủ đề khó, phức tạp, nhạy cảm, liên quan tới quá khứ, hiện tại, tương lai, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nghị quyết ra đời là cơ sở chính trị quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Theo đại biểu, Nghị quyết 18 được đánh giá là cột mốc quan trọng, với những điểm mới đột phá, hướng đến giải pháp nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, tạo sức bật cho phát triển. Đất đai không chỉ là tài nguyên hữu hạn, là nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước, mà còn là lãnh thổ quốc gia, không gian sinh tồn của dân tộc. Do đó, đất đai không chỉ cần được quản lý và sử dụng hiệu quả, mà còn cần được bảo vệ, được quản lý và sử dụng bền vững, đúng mục đích và tiết kiệm.

Tuy nhiên, để Nghị quyết đi vào cuộc sống, có tác động thực tế thì cần phải khẩn trương cụ thể bằng luật, bằng chính sách và triển khai nhanh chóng ở các cấp, các ngành và địa phương. Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật đặc biệt quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng lớn, tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cũng như trực tiếp tới người dân. Phải tăng cường đạo đức, năng lực chuyên môn của hệ thống định giá đất. Đó mới là cách đi đúng. Vấn đề cốt lõi là vấn đề lợi ích. Nhà nước công tâm thì lợi ích công sẽ được nhiều...

Về phát huy nguồn lực đất đai để tạo động lực cho phát triển, đại biểu nêu rõ, đất đai là vấn đề hệ trọng, hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Trong đó, phải tập trung về công cụ thuế, điều đó mới dẹp được chuyện sốt đất ở, đầu vào đất đai mới thấp, kích thích đầu tư. Phải làm sao để đừng có sốt đất, chi phí cho đất đai thấp thì hàng hoá Việt Nam sản xuất ra mới có ý nghĩa.

GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính của Quốc hội - nhấn mạnh, nghị quyết là bước ngoặt, là đột phá về tư duy quản lý chuyển từ dùng biện pháp quản lý hành chính sang kinh tế thị trường, điển hình là bỏ khung giá đất chuyển sang xây dựng bảng giá sát với thị trường, nhờ vậy giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc trong thời gian qua. Đại biểu cho rằng, nếu thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ giải quyết tình trạng tham nhũng đất đai, tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài.

Nhằm hoàn thiện cơ chế xác định giá đất trong giai đoạn tới, Nghị quyết 18 đặt ra giải pháp đáng chú ý là bãi bỏ khung giá đất nhưng tiếp tục sử dụng cơ chế bảng giá đất, xây dựng bảng giá đất dựa trên những nguyên tắc của thị trường. Địa phương phải có phương pháp xác định bảng giá phải phù hợp nhất so với giá thị trường. Như vậy khi thực hiện các chính sách về kinh tế đất đai như bồi thường, giải phóng mặt bằng, người dân sẽ được hưởng chính sách đền bù thỏa đáng hơn.

GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, đây chính là đột phá mang tính bước ngoặt về tư duy. Ông Cường phân tích, trước đây thực hiện theo khung giá chính là áp đặt của Nhà nước, sử dụng công cụ thị trường để xây dựng chính sách. Còn nếu làm được như Nghị quyết Trung ương 18 đề ra, chúng ta đã thực hiện tốt việc mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, triệt tiêu được tình trạng xin - cho và tham nhũng từ đất.

Nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể

Về tính cấp thiết của Nghị quyết số 20-NQ/TW, kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, kết hợp sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên. Trong đó, tổ chức kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể, là tổ chức kinh tế của những thể nhân, pháp nhân có nhu cầu, tự nguyện lập ra và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Tổ chức kinh tế tập thể hoạt động bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác. Nhà nước không can thiệp trực tiếp, mà chỉ quản lý hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể thông qua pháp luật và chính sách.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế  - tài chính nhận định, kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã và hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu chúng ta biết cách tổ chức kinh tế tập thể thì sẽ tạo điều kiện cho mỗi người đều có cơ hội vươn lên và từ đó có thể phát huy hết năng lực của mình, đồng thời tận dụng được cơ hội để mở rộng, phát triển kinh tế.

Thực tế ở nhiều nước phát triển rất coi trọng mô hình kinh tế tập thể. Vì thế, việc phát triển kinh tế tập thể lúc nào cũng mới, cũng phù hợp, tuy nhiên điều quan trọng là phương thức tổ chức, hoạt động như thế nào để khu vực này phát huy hiệu quả.

Nghị quyết 20 đã có chính sách hỗ trợ rõ ràng và các địa phương cần phải quan tâm hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể phát triển. Đặc biệt, để nghị quyết nhanh chóng triển khai, sớm đi vào thực tiễn thì điều quan trọng là cần có sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương về cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, các nông hộ liên kết với nhau và phát triển. Từ đó, phát huy tốt nhất lợi thế của kinh tế tập thể và đem lại lợi ích cho người nông dân, cũng như người lao động nhỏ lẻ ở các địa phương.

Bên cạnh hỗ trợ cơ chế chính sách, các địa phương phải hỗ trợ các mô hình, cách thức tổ chức hoạt động cho các hợp tác xã…và nếu hỗ trợ được tài chính thì rất tốt. Đây cũng là một trong những phương thức mà chúng ta có thể thực hiện nhanh nhất xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương bền vững.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết 18: Khai thông, tạo sức bật từ nguồn lực đất đai

Hoàng Lâm |

Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Khẳng định bản chất khoa học, cách mạng và con đường phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

ĐẠI TÁ, NHÀ BÁO PHÙNG KIM LÂN (TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM) |

Ngày 9.2, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ mắt ra cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự lễ ra mắt sách có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa;  Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

"Xây dựng và phát triển đất nước là vai trò và sứ mệnh của thế hệ trẻ"

Thiều Trang |

"Tất cả các bạn trẻ đều cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình thì sớm hay muộn chúng ta sẽ đạt được một Việt Nam phát triển và thịnh vượng như chúng ta mong muốn" - đó lời bộc bạch của TS Đoàn Quang Huy - giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên), thành viên của Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu (Global VYSA).

Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ BHXH của người lao động

NHÓM PV |

Chiều 15.3, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm với chủ đề “Người lao động khốn khổ vì doanh nghiệp nợ BHXH”. Tham dự toạ đàm có bà Nguyễn Thị Huyền - Quản đốc Phân xưởng may - Nhà máy Dệt kim Haprosimex thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Cty Haprosimex), đại diện tập thể người lao động bị nợ lương, nợ BHXH và bà Đàm Thị Hoà - Phó Giám đốc BHXH TP.Hà Nội.

Nghệ sĩ nhân dân Thụy Vân của Vĩ tuyến 17 ngày và đêm qua đời vì ung thư

ĐÔNG DU |

Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Thụy Vân - người nổi tiếng với loạt phim như "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Nổi gió", qua đời vì bệnh ung thư, hưởng thọ 84 tuổi.

Hà Nội: Hiện trạng khu "đất vàng" treo 30 năm được kiểm đếm để xây trường

NGUYỄN THÚY |

Khu “đất vàng” 2 mặt phố Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là địa điểm được lựa chọn xây trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Tuy nhiên, đến hiện tại, việc giải phóng mặt bằng vẫn gặp nhiều vướng mắc nên chưa thể hoàn thành.

Benzema lập công tiễn Liverpool rời Champions League

Văn An |

Không có bất ngờ nào diễn ra tại Bernabeu khi Real Madrid tiếp tục chứng minh đẳng cấp tại sân chơi Champions League trước Liverpool.

Vĩnh Long: Phạt hơn 2,5 tỉ đồng từ việc vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Từ ngày 15.2 đến ngày 14.3, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tổ chức tuần tra phát hiện 503 trường hợp vi phạm nồng độ cồn tăng trên 90% so với cùng kỳ năm 2022.

Nghị quyết 18: Khai thông, tạo sức bật từ nguồn lực đất đai

Hoàng Lâm |

Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Khẳng định bản chất khoa học, cách mạng và con đường phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

ĐẠI TÁ, NHÀ BÁO PHÙNG KIM LÂN (TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM) |

Ngày 9.2, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ mắt ra cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự lễ ra mắt sách có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa;  Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

"Xây dựng và phát triển đất nước là vai trò và sứ mệnh của thế hệ trẻ"

Thiều Trang |

"Tất cả các bạn trẻ đều cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình thì sớm hay muộn chúng ta sẽ đạt được một Việt Nam phát triển và thịnh vượng như chúng ta mong muốn" - đó lời bộc bạch của TS Đoàn Quang Huy - giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên), thành viên của Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu (Global VYSA).