Biển Đông hoà bình là điều kiện tiên quyết để phục hồi bền vững sau dịch

Khánh Minh |

Việc duy trì trật tự trên biển với sự tuân thủ, tin tưởng và hợp tác, hơn bao giờ hết, là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phục hồi bền vững sau đại dịch.

Chính sách của Việt Nam về Biển Đông

Sáng 16.11.2022, Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển hòa bình - Phục hồi bền vững”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định, cục diện thế giới đã diễn ra những thay đổi nhanh chóng và chưa từng có. Những thay đổi trong thực tế địa chính trị, vốn là điều không tưởng, đang diễn ra ở một số nơi trên thế giới, trong đó cả các khu vực từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Các rủi ro địa chính trị toàn cầu và sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn đã làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện có như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát kèm suy thoái, đe doạ hoà bình và ổn định khu vực. Các kiến trúc an ninh trên thế giới và ở khu vực đang có những thay đổi to lớn. Đây là những thách thức đa chiều, nhiều tầng lớp và khó nhận diện.

Theo thứ trưởng, một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là sự thiếu hụt lòng tin và tinh thần hợp tác, nhất là đối với luật pháp quốc tế và các tổ chức đa phương. Việc không tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế có thể gây xói mòn dần trật tự quốc tế. Do đó, việc tiếp tục tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, duy trì, củng cố lòng tin và hợp tác là cần thiết để các tổ chức quốc tế đứng vững trước thử thách của thời gian. Các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn, cần có trách nhiệm lớn hơn trong hành xử để đảm bảo hoà bình, ổn định và phát triển.

Các nguyên tắc trên Biển Đông sẽ góp phần định hình các nguyên tắc khác ở các biển và đại dương khác. Việc duy trì một trật tự trên biển, trong đó nhấn mạnh tới sự tuân thủ, tin tưởng và hợp tác, hơn bao giờ hết, là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phục hồi bền vững.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, chính sách của Việt Nam về Biển Đông là tôn trọng đầy đủ, thiện chí thực thi các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, thúc đẩy hợp tác biển dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Chia sẻ về chủ đề “Biển hoà bình - Phục hồi bền vững”, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho rằng, biển hoà bình là điều kiện tiên quyết để phục hồi bền vững sau đại dịch.

Thứ trưởng nhấn mạnh, cần thảo luận về cách thức giải quyết những thách thức bất ổn ở Biển Đông và đưa ra các sáng kiến, đề xuất cụ thể để thúc đẩy các hoạt động hợp tác và duy trì phục hồi sau đại dịch. Thứ trưởng cũng cho rằng cộng đồng quốc tế cần có giải pháp sáng tạo để cải thiện tính minh bạch và thúc đẩy lòng tin chiến lược giữa các bên, giải quyết các thách thức cần có hành động cụ thể để duy trì ổn định chính trị, duy trì phục hồi kinh tế và cần có sáng kiến thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của ASEAN.

Khôi phục lòng tin, thúc đẩy đối thoại và hợp tác

Cũng trong phiên khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao chia sẻ rằng, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và gián đoạn, Hội thảo Biển Đông lần thứ 14 hướng tới mục tiêu tìm hiểu những thay đổi địa chính trị toàn cầu mới nhất trên Biển Đông, xác định các rủi ro tiềm ẩn và tìm cách khôi phục lòng tin, thúc đẩy đối thoại và hợp tác.

Một mặt, Hội thảo sẽ định vị Biển Đông trong bối cảnh địa chính trị đang biến đổi, đan xen giữa điểm nóng cũ và mới, trong sự hiệu quả của các cấu trúc quản trị hiện hành và xem xét vai trò của UNCLOS sau 40 năm và Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) sau 20 năm. Mặt khác, Hội thảo tập trung vào nội dung thúc đẩy các thực tiễn tốt nhất để tìm kiếm cơ hội hợp tác, từ xây dựng năng lực đối phó với các mối đe doạ phức hợp trên biển, xây dựng các quy định trong các lĩnh vực phi truyền thống và có liên hệ với nhau tới chủ đề thúc đẩy kinh tế xanh, đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 diễn ra trong hai ngày 16.11-17.11.2022 với 8 phiên về các chủ đề đa dạng. Hội thảo năm nay diễn ra trong bối cảnh đánh dấu 40 năm ký kết Công ước UNCLOS và 20 năm ASEAN - Trung Quốc ký kết DOC. Đáng chú ý, điểm mới của hội thảo năm nay là việc tổ chức một phiên dành cho tiếng nói của người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm quy tụ tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam, trong và ngoài nước, để xây dựng Việt Nam là một thành viên chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Hội thảo quốc tế về Biển Đông: Xác định rủi ro và khôi phục lòng tin

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Ngày 16.11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao phối hợp cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước tổ chức, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển hòa bình - Phục hồi bền vững”.

Tin tức 24h: Có gió mạnh, sóng lớn vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông

Thế Kỷ |

Tin tức 24h: Có gió mạnh, sóng lớn vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông; Tuyến ngầm dự án Nhổn – ga Hà Nội thi công sau thời gian dài chờ mặt bằng; Thị trường xăng dầu căng thẳng, Petrolimex vẫn đảm bảo nguồn cung...

Bão Nalgae đã vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 12

AN AN |

Hiện nay bão số 7 Nalgae đang ở vùng biển phía đông nam khu vực bắc Biển Đông và tiếp tục mạnh lên.

Kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất khi bão Nalgae tiến vào Biển Đông

AN AN |

Kịch bản nhiều khả năng nhất hiện nay là khi vào Biển Đông bão Nalgae đổi hướng di chuyển lên phía bắc đi theo hướng bắc tây bắc, chủ yếu tác động đến khu vực vùng biển phía đông của vùng biển bắc và giữa của Biển Đông. 

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông: Xác định rủi ro và khôi phục lòng tin

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Ngày 16.11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao phối hợp cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước tổ chức, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển hòa bình - Phục hồi bền vững”.

Tin tức 24h: Có gió mạnh, sóng lớn vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông

Thế Kỷ |

Tin tức 24h: Có gió mạnh, sóng lớn vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông; Tuyến ngầm dự án Nhổn – ga Hà Nội thi công sau thời gian dài chờ mặt bằng; Thị trường xăng dầu căng thẳng, Petrolimex vẫn đảm bảo nguồn cung...

Bão Nalgae đã vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 12

AN AN |

Hiện nay bão số 7 Nalgae đang ở vùng biển phía đông nam khu vực bắc Biển Đông và tiếp tục mạnh lên.

Kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất khi bão Nalgae tiến vào Biển Đông

AN AN |

Kịch bản nhiều khả năng nhất hiện nay là khi vào Biển Đông bão Nalgae đổi hướng di chuyển lên phía bắc đi theo hướng bắc tây bắc, chủ yếu tác động đến khu vực vùng biển phía đông của vùng biển bắc và giữa của Biển Đông.