Biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề tại ĐBSCL: Nhìn nhận lại lúa và nước

TRẦN LƯU - NHẬT HỒ |

Trong 2 ngày 26 - 27.9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì “Hội nghị Diên Hồng” để bàn một việc lớn: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải làm gì để phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng nặng nề?

Phải biết chấp nhận

Những năm gần đây, ĐBSCL gần như không có lũ. Nguồn tích nước cạn kiệt đẩy khu vực này vào thế phải đối diện với hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm, bao phủ và lấn sâu vào nội đồng. Từ cuối năm 2015 đến nay, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiếu nước khoảng 210.000ha, khoảng 250.000 hộ gia đình với hơn 1,3 triệu người thiếu nước sinh hoạt; trung bình vùng ĐBSCL đã bị tụt giảm lượng nước ngầm xuống 15m.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, BĐKH đã đến và đã biểu hiện rồi. “Nói gì thì chúng ta cũng phải đón nhận hiện tượng cực đoan này. Vấn đề là cách để ĐBSCL phát triển ôn òa với BĐKH chứ không phải chống lại nó. Mặn xâm nhập một cách từ từ, ở những vùng đất thấp trước, đất cao sao. Khi nước mặn vào thì nuôi các loại thủy sản; lúc mùa mưa thì trồng lúa hay các loại cây ít tốn nước. An ninh lương thực là điều rất cần thiết, nhưng trước hiện tượng BĐKH chúng ta cần thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc không nên châm vào cây lúa mà cần chú ý đến các loại cây lương thực khác.

Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Võ Thành Thống, cho biết: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Cần Thơ rất quan tâm đến đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sản xuất thích ứng với BĐKH, đã có những hoạt động học tập, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, trong khu vực… kết quả đạt được rất khả quan, tạo được niềm tin và triển vọng phát triển trong tương lai.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng phát triển nông nghiệp cần đảm bảo hài hòa lợi ích trên bốn khía cạnh: Kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế, lấy lợi ích người dân làm trung tâm của sự phát triển. Trong đó, định vị vị trí quan trọng của ngành nông nghiệp trong mô hình tăng trưởng trên cơ sở phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng tại Cái Răng (TP.Cần Thơ). Ảnh: Đ.B - T.LƯU
Hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng tại Cái Răng (TP.Cần Thơ). Ảnh: Đ.B - T.LƯU

Nhìn nhận lại lúa và nước

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, giữa bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, chúng ta không thể cứ trồng lúa bằng mọi giá. Thay vào đó, cần chuyển đổi những hình thức canh tác phù hợp, bền vững mà lợi tức cao như quy trình lúa - tôm ở những vùng ven biển thường bị mặn xâm nhập.

Cách làm này vừa bảo đảm an ninh lương thực, lãi cao, bảo vệ môi trường bền vững, ít tốn kinh phí đầu tư của Nhà nước chống xâm nhập mặn, vừa không phí phạm lượng nước ngọt dành cho dân sinh và cho những cây trồng cao cấp như cây ăn trái, hành tỏi…

Vùng ĐBSCL chỉ nên tập trung trồng lúa tại các vùng đất phù sa ven sông hoặc ven kênh lớn bảo đảm có nước ngọt hoàn toàn quanh năm. Tại các vùng nhiễm mặn, nếu nuôi tôm bền vững thì nên đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi kèm theo giúp dân tránh được tình trạng tôm bệnh như hiện nay.

Ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - cho rằng: Từ xa xưa, nền nông nghiệp ĐBSCL luôn gắn liền với đất và nước, nhưng hiện nay, hai nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự chuyển đổi để thích ứng. Bên cạnh việc đấu tranh đối với các vấn đề mang tính “xuyên biên giới” giữa các quốc gia; trước mắt cần làm sao thích ứng với những thay đổi có thể chủ động.

Từ chỗ “xài nước vô tội vạ” trước đây giờ phải đặt bài toán cân bằng nguồn nước, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Phải tính đến chuyện tổ chức lại nền nông nghiệp, thủy sản như thế nào cho phù hợp?

Việc tăng sản lượng, nhưng tốn nhiều đầu vào là không thể thích nghi với những thách thức, bởi xu hướng hiện nay là giảm đầu vào, tăng lợi nhuận đầu ra. Nền nông nghiệp không thể tiếp tục nhỏ lẻ mà phải tăng cường liên kết, để xây dựng chuỗi giá trị nông sản, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và nước, thích ứng BĐKH và môi trường hội nhập cạnh tranh.

Kênh rạch khô cằn thiếu nước trong đợt hạn mặn lịch sử năm 2016. Ảnh: P.V
Kênh rạch khô cằn thiếu nước trong đợt hạn mặn lịch sử năm 2016. Ảnh: P.V

Đã có những mô hình...

GS-TS Võ Tòng Xuân cho biết, tại một số tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, lãnh đạo các địa phương đã khuyến khích, động viên bà con bỏ bớt vụ lúa, thay vào đó bằng các vụ cây khác và bằng chuyển đổi nuôi cá. Từ vài năm nay, các địa phương đã làm mạnh phương pháp này và trong thời gian tới cũng hướng tới phương pháp dùng đậu xanh làm giá, hay có thể trồng hoa màu thay vì trồng lúa, đậu xanh, lạc, đậu bắp… ở những vùng đất pha cát nhiều như vùng cù lao.

Ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - cho biết, Bạc Liêu là tỉnh ảnh hưởng gần như trực tiếp bởi BĐKH và đã có nhiều mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH. Từ rất lâu, Bạc Liêu đã nghiêm cấm người dân khoan giếng nước ngầm, kiểm soát chặt nguồn nước ngầm.

Đối với sản xuất, Bạc Liêu đã xây dựng và phát triển mô hình sản xuất tôm lúa tại huyện Hồng Dân, Phước Long, TX.Giá Rai với diện tích trên 40.000ha. Tỉnh cũng khuyến khích người dân chuyển đổi mô hình sản xuất ở những nơi điều kiện nước ngọt khó khăn. Hiện tại, đã có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như: Tôm - lúa- cá; tôm sú - lúa - tôm càng; tôm - lúa…

Đối với các vùng giáp biển, phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái, thâm canh, bán thâm canh. Ý thức được BĐKH sẽ ảnh hưởng đến tình hình đê biển, sạt lở bờ sông, bờ biển nên về lâu dài Bạc Liêu không quy hoạch xây dựng các trụ sở hành chính, khu dân cư ven biển. Việc di dời dự án hành chính huyện Đông Hải từ Gành Hào đến Gò Cát là một minh chứng cho việc này.

“Theo tôi, BĐKH là điều đáng lo, nhưng không đến nỗi phải đáng sợ nếu chúng ta có những giải pháp ứng phó từng giai đoạn, kịp thời và cần có nguồn vốn để thực hiện việc này” - ông Trung nói.

Còn tại tỉnh Sóc Trăng, ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Tỉnh ủy - cho biết, để người dân sống được trước BĐKH, cần phải quy hoạch thủy lợi một cách bài bản để người dân sinh kế một cách phù hợp. Sóc Trăng phát triển mạnh mô hình tôm - lúa; tỉnh cũng đặt hàng các nhà khoa học, nhà nông nghiệp nghiên cứu các giống lúa chịu mặn để sản xuất phù hợp.

“Theo tôi điều rất cần lúc này là nên có quy hoạch, tầm nhìn lâu dài về thủy lợi, vừa phục vụ cho sản xuất vừa ổn định đời sống dân cư” - ông Thể nói.

ĐBSCL hàng năm đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây của cả nước.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), từ nay đến năm 2050, mực nước biển có khả năng dâng từ 1,5 đến 3m, nhấn chìm 26% diện tích khu vực ĐBSCL.

Theo Ban chỉ đạo Tây nam bộ, chỉ riêng đợt hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2016 đã có 10/13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL công bố tình trạng thiên tai.

Đợt hạn, mặn này đã làm ít nhất 290.000 hộ dân trong vùng thiếu nước sinh hoạt; gây thiệt hại nghiêm trọng lên cây trồng, vật nuôi và nhiều hệ lụy về tài nguyên đất và nước; tổng thiệt hại trên 254.000 ha, với số tiền trên 15.000 tỉ đồng”. T.CHÍ

TRẦN LƯU - NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.