Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ đón khách tham quan từ ngày 19.6

Phạm Đông |

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 19.6 tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ chính thức đón khách tham quan. Đáng chú ý, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ có khu vực tưởng niệm các nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc và nhân dân.

Chiều 15.6, theo Hội Nhà báo Việt Nam, trong suốt quá trình phát triển, báo chí luôn đồng hành cùng lịch sử đất nước. Không những vậy, báo chí còn là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng con người và văn hóa Việt Nam.

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Đề án bao gồm 3 dự án thành phần là “Dự án Trưng bày Bảo tàng”, “Dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu”, “Dự án Tuyển dụng và đào tạo Nhân sự bảo tàng”. Ngày 21.8.2014, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Lễ ký kết Bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác chiến lược chiều nay. Ảnh: Phạm Đông
Lễ ký kết Bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác chiến lược chiều nay. Ảnh: Phạm Đông

Từ khi được thành lập đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 ngày để triển khai các dự án thành phần nói trên. Dự án Sưu tầm tài liệu hiện vật hiện đã và đang tiếp tục triển khai; đã sưu tầm trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại Kho cơ sở của bảo tàng.

Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày. Dự án Trưng bày triển khai đồng thời với Dự án sưu tầm, đến nay đã hoàn tất thi công.

Nội dung trưng bày gồm 5 phần: Phần 1 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 – 1925; phần 2 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945; phần 3 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954; phần 4 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975; phần 5 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 1500m2, được khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau. Một số điểm nhấn trong các không gian trưng bày: Hình tượng Bút sen ở gian khánh tiết, Bục kim cương ở gian 1865 – 1925; khu vực “Tưởng niệm các nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc và Nhân dân”, Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam…

Cũng tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam chiều nay, Lễ ký kết Bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Bảo tàng Báo chí Việt Nam với 2 cơ sở đào tạo báo chí lớn là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc đào tạo, trao đổi học thuật cũng như thực tiễn hoạt động nghiệp vụ báo chí, hỗ trợ lẫn nhau về giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác khác.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Mỗi nhà báo phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối

VƯƠNG TRẦN |

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh: Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt huyết và có thái độ bình tĩnh trước mọi vấn đề; phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối.

Tri ân sự đóng góp của nhà báo Nguyễn Thành Lê cho nền báo chí cách mạng

Lan Nhi |

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày báo chí cách mạng Việt Namvà 100 năm ngày sinh của nhà báo Nguyễn Thành Lê, chiều 10.6, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Báo Nhân dân đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Nhà báo Nguyễn Thành Lê với báo chí cách mạng Việt Nam”.

Cựu nhà báo nặng lòng với “giải cứu” mộ xưa

Lục Tùng |

Sau ngày nghỉ hưu, cựu nhà báo Nguyễn Đắc Hiền, (được giới trẻ hôm nay gọi là bác Mười Long) đã không quản thân thể mang nhiều thương tật chiến tranh để dấn thân góp công, góp sức tạo ra sức sống mới cho nhiều ngôi mộ xưa.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Mỗi nhà báo phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối

VƯƠNG TRẦN |

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh: Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt huyết và có thái độ bình tĩnh trước mọi vấn đề; phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối.

Tri ân sự đóng góp của nhà báo Nguyễn Thành Lê cho nền báo chí cách mạng

Lan Nhi |

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày báo chí cách mạng Việt Namvà 100 năm ngày sinh của nhà báo Nguyễn Thành Lê, chiều 10.6, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Báo Nhân dân đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Nhà báo Nguyễn Thành Lê với báo chí cách mạng Việt Nam”.

Cựu nhà báo nặng lòng với “giải cứu” mộ xưa

Lục Tùng |

Sau ngày nghỉ hưu, cựu nhà báo Nguyễn Đắc Hiền, (được giới trẻ hôm nay gọi là bác Mười Long) đã không quản thân thể mang nhiều thương tật chiến tranh để dấn thân góp công, góp sức tạo ra sức sống mới cho nhiều ngôi mộ xưa.