Báo Lao Động 89 năm đồng hành cùng đất nước

Nguyễn Huy Minh |

Trong làng báo chí Việt Nam, Báo Lao Động giữ một vị trí rất quan trọng, là một trong những tờ báo cách mạng sớm nhất nước ta trải dài từ năm 1929 đến nay. Lịch sử Báo Lao Động thực sự là tấm gương phản ảnh sinh động, phong phú lịch sử phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong dòng chảy hùng vĩ của cách mạng Việt Nam qua 89 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Lao Động là tờ báo của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Tổng Công hội Đỏ, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Báo Lao Động đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của “Dân tộc anh hùng, giai cấp tiên phong”.

Ngày nay, dư luận đều coi Lao Động là một trong những tờ báo chính trị xã hội tiêu biểu của cả nước. Còn đối với thế giới, thì Lao Động đã từng được bình chọn là một trong 200 tờ báo hiện đại trong số vài nghìn loại báo hiện có trên toàn cầu, được mời dự Triển lãm báo chí quốc tế.

Từ trái sang:
Báo Lao Động số ra ngày 1.9.1949. Ảnh (chụp tư liệu): HẢI NGUYỄN
Báo Lao Động số ra ngày 1.9.1949. Ảnh (chụp tư liệu): HẢI NGUYỄN

Từ làm báo bí mật tới làm báo công khai

Báo Lao Động đã ra đời trong muôn vàn gian khó, do đích thân lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh thực hiện: Ngày 28.7.1929 tại ngôi nhà số 15 phố Hàng Nón - Hà Nội, lúc đó là Hiệu thuốc lào Thuận Mỹ, đã diễn ra một cuộc hội nghị quan trọng sau này trở thành một sự kiện lịch sử: Hội nghị thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (TCHĐBK). Dự hội nghị có bảy đại biểu do Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Hội nghị đã bầu Nguyễn Đức Cảnh làm hội trưởng lâm thời, quyết định ra một tờ báo mang tên báo Lao Động, một tạp chí mang tên Công hội Đỏ…

Sau hội nghị 28.7, Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xuất bản báo Lao Động. Địa điểm làm báo là một ngôi nhà nhỏ ở ngõ Thông Phong đầu phố Hàng Bột, ngày nay là phố Tôn Đức Thắng. Sự kiện năm 1929, Báo Lao Động ra được 4 số đầu tiên là sự kiện lịch sử có giá trị truyền thống sâu sắc. Sau một thời gian gián đoạn, theo yêu cầu của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo Lao Động tiếp tục được xuất bản bí mật, do Tổng Biên tập Nguyễn Văn Trân thực hiện. Từ cuối năm 1943 đến khởi nghĩa 19.8.1945 ra được 12 số, đó là một kỳ công. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một trang đẹp rực rỡ trong lịch sử Báo Lao Động: Báo ra công khai.

Từ trái sang:
Báo Lao Động số ra ngày 1.9.1952. Ảnh (chụp tư liệu): HẢI NGUYỄN
Từ trái sang: Báo Lao Động số ra ngày 1.9.1952. Ảnh (chụp tư liệu): HẢI NGUYỄN

Ngày 12.12.1946, báo Lao Động ra số 42, không ngờ đó là số báo cuối cùng ở thủ đô Hà Nội trước khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngay sau đó là thời kỳ “Tòa soạn trong rừng”, tiếp tục xuất bản 200 số báo trong suốt 9 năm kháng chiến.

Số báo đầu tiên ra mắt công chúng Hà Nội trở lại là số 276 ngày 6.11.1954, gần một tháng sau ngày Giải phóng thủ đô. Từ đây bắt đầu một thập kỷ thịnh vượng của lịch sử báo Lao Động. Báo liên tục ra tuần hai kỳ cho đến năm 1961 thì ra tuần ba kỳ vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy. Năm 1962, Báo Lao Động đã tiễn chân những đồng nghiệp thân yêu của mình vào Nam tăng cường cho các hoạt động Công đoàn giải phóng.

Trong số đó có những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, vĩnh viễn không trở về. Đó là đồng chí Võ Văn Ngoạn, - Phó Tổng Biên tập; các phóng viên Lê Ái Mỹ, Lê Nguyên Vấn. Ngày 5.8.1964 giặc Mỹ đem tàu chiến khiêu khích ở Vịnh Bắc Bộ. Do khó khăn chiến tranh, báo ra hai kỳ/tuần, thứ tư và thứ bẩy nhưng hành trình 1965 - 1975 là những năm báo Lao Động phát triển đến đỉnh cao theo quan niệm báo chí vô sản.

Sau ngày 30.4.1975, Báo Lao Động từ số nhà 51 - Hàng Bồ - Hà Nội bằng mọi cách chuyển lên từng chuyến xe của Tổng Công đoàn đi xuyên Việt vào phát hành trong thành phố Sài Gòn giải phóng. Trong những năm bao cấp khó khăn, Lao Động trở thành một trong những tờ báo đứng ở hàng đầu cuộc đấu tranh đổi mới báo chí. Ngày 3.12.1989, số báo Lao Động Chủ nhật đầu tiên ra đời.

Số báo này đăng ý kiến của nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng mừng tờ Lao Động có thêm một kỳ chủ nhật ra mắt bạn đọc: “Giữa thời cuộc trong và ngoài nước cực kỳ phức tạp hiện nay, tiếng nói của quần chúng lao động hơn lúc nào hết cần phải cất cao. Tôi xin phép mở ngoặc: Lao Động với nghĩa chính xác, gồm lao động trí óc và chân tay, một khái niệm lao động hiện đại...

Báo Lao Động, như báo chí nói chung, ý thức vai trò cao quý của mình, xuất hiện là để bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động, tức bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Ngay trong năm 1990 báo Lao Động Chủ nhật đã phát hành bình quân 80.000 bản mỗi số. Ngày từ ngày 17.3.1991 Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã họp, xem xét và ra quyết định số 198-QĐ-TLĐ xin phép Nhà nước cho báo Lao Động ra hằng ngày. Tuy nhiên, để trở thành nhật báo là một hành trình dài đầy khó khăn.

Năm 2000, lần đầu tiên báo ra 5 kỳ/tuần, năm 2001, ra 6 kỳ báo/tuần. Năm 2002, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển, Báo Lao Động phát hành đúng nhịp độ báo ngày, liên tục từ thứ hai đến chủ nhật - 7 kỳ báo/tuần trên toàn quốc.

Trước đó, ngày 19.5.1999 là một dấu mốc rất đáng nhớ của báo Lao Động, một câu lệnh cuối cùng trên máy tính… và báo Lao Động đã hòa vào mạng thông tin điện tử toàn cầu với tên miền thân thiện: www.Laodong.com (nay là www.Laodong.vn), trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam.

Trong lịch sử 89 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã đạt nhiều danh hiệu cao quý, trong đó nổi bật là: Hai Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1999 và 2014. Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới 2009.

Kiện tướng trên mặt trận chống tiêu cực

Báo Lao Động là tờ báo nổi tiếng về chống tiêu cực. Nhà báo Quang Đạm trong Hội nghị bàn tròn ngày 10 tháng 6 năm 1988 ở Toà soạn báo đã gọi “Lao Động là một trong những kiện tướng trên mặt trận chống tiêu cực”.

Là tờ báo của giai cấp công nhân, Báo Lao Động ngay trong những năm đầu tiên ra công khai đã nêu cao tính chiến đấu, phê phán tiêu cực ngay trong nội bộ. Những bài báo mang tinh thần đấu tranh thẳng thắn tuy ngày nay đọc lại thấy còn thô sơ, mộc mạc nhưng lúc đó là những bài gây dư luận sôi nổi khác thường. 

Ngày nay, Báo Lao Động vẫn giữ gìn được tinh thần đấu tranh chống tiêu cực mạnh mẽ. Nhà báo - nhà văn Xuân Cang - nguyên Tổng Biên tập Báo Lao Động - chia sẻ: “Cuối cùng ta nên tự hỏi: Truyền thống xuyên suốt của Báo Lao Động là gì? Theo tôi là “Tay công nhân viết Báo Lao Động”, một câu nói giản dị, mộc mạc nhưng nói lên tất cả.

Tờ báo đã trưởng thành trong bàn tay bạn đọc. Những bước chuyển mình có tính lịch sử đều gắn với bạn đọc. Đó cũng là lý do tồn tại của tờ báo suốt bấy nhiêu năm. Cái này sâu sắc lắm, vừa hiện lên rõ ràng trong đường đi nước bước của những người làm báo, vừa có cái còn ẩn kín bên trong”.

Còn nhà báo Ngô Mai Phong cho rằng: “Với tôi, Báo Lao Động không chỉ là một trường học, một gia đình, đó còn là cái "lò bát quái" mà ngọn lửa tôi luyện không khách khí với bất cứ đứa con nào. Ở đây, tôi có những bậc thầy lão luyện, vừa ấm áp, bao dung, vừa hà khắc và sắt đá. Lại có những đàn anh rất cởi mở, ân tình; những người bạn hào hiệp và nghĩa khí. Tất cả những ai từng được đào luyện ở đây, đều trở thành những chiến binh không tồi…

Mới ngày nào, vèo một cái, tóc xanh nay đã thành tóc trắng…

Mỗi thế hệ đều có một bình minh cũng như mỗi cuộc đời đều có một tuổi trẻ. Tôi gọi những năm tháng chúng tôi đã cống hiến cho sự nghiệp tờ báo của mình là một bình -  minh -  không - tàn”.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thành lập Báo Lao Động (14.8.1929 - 14.8.2019), Ban Biên tập Báo Lao Động quyết định xuất bản cuốn sách “Lịch sử 90 năm Báo Lao Động”. Bản thảo cuốn sách đã được các thế hệ Tổng Biên tập của Báo Lao Động: Nguyễn Xuân Cang, Phạm Huy Hoàn, Vương Văn Việt, Trần Duy Phương, Nguyễn Ngọc Hiển; các cựu nhà báo Báo Lao Động nay là Tổng Biên tập - Tổng Giám đốc các cơ quan báo chí khác: Thang Đức Thắng, Tô Quang Phán, Nguyễn Minh Quang, Lưu Quang Định… đọc và góp ý.

Cuốn sách dự kiến ra mắt dịp mùa xuân năm 2019, trân trọng mời các bạn đón đọc.

Nguyễn Huy Minh
TIN LIÊN QUAN

89 năm Báo Lao Động - đôi dòng lược sử

nguyễn huy minh |

Suốt quãng thời gian kể từ ngày thành lập đến nay, Báo Lao Động mang trong mình một lịch sử dày đặc các sự kiện. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập (14.8.1929 – 14.8.2018), chúng tôi xin được điểm lại một số đường nét trong sự nghiệp lâu dài này.

Báo Lao Động trong mắt cán bộ công đoàn, người lao động: “Nhiều bài báo giúp giải quyết vấn đề thực tiễn”

CĐ |

Theo các cán bộ CĐ và người lao động, trên các ấn phẩm của Báo Lao Động, họ đều tìm được ở mỗi trang báo những thông tin, kinh nghiệm cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. 

Công đoàn cơ sở cần chủ động tiếp cận thông tin từ báo ngành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Sáng 10.8, tại tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Báo Lao Động và LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc đánh giá về kết quả phối hợp giữa Báo Lao Động với LĐLĐ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2018 và ký kết phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

89 năm Báo Lao Động - đôi dòng lược sử

nguyễn huy minh |

Suốt quãng thời gian kể từ ngày thành lập đến nay, Báo Lao Động mang trong mình một lịch sử dày đặc các sự kiện. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập (14.8.1929 – 14.8.2018), chúng tôi xin được điểm lại một số đường nét trong sự nghiệp lâu dài này.

Báo Lao Động trong mắt cán bộ công đoàn, người lao động: “Nhiều bài báo giúp giải quyết vấn đề thực tiễn”

CĐ |

Theo các cán bộ CĐ và người lao động, trên các ấn phẩm của Báo Lao Động, họ đều tìm được ở mỗi trang báo những thông tin, kinh nghiệm cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. 

Công đoàn cơ sở cần chủ động tiếp cận thông tin từ báo ngành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Sáng 10.8, tại tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Báo Lao Động và LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc đánh giá về kết quả phối hợp giữa Báo Lao Động với LĐLĐ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2018 và ký kết phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.