Bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, chống tham nhũng, sở hữu chéo

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải đảm bảo cụ thể hóa được các Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước; không thiên lệch đối với bất cứ đối tượng nào; tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc; chống tiêu cực tham nhũng, chống sở hữu chéo.

Ngày 27.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3.2023.

Theo TTXVN, đối với dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ xem xét về điều kiện, yêu cầu xây dựng luật; thủ tục, trình tự xây dựng luật; tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan.

Đặc biệt, các thành viên Chính phủ thảo luận sâu đối với các nội dung mới như việc cấp căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi, cho người gốc Việt Nam ở nước ngoài, tích hợp thông tin trên cơ sở dữ liệu…

Thủ thướng Chính phủ cho rằng, đây là một dự án luật quan trọng, tác động lớn tới quyền, lợi ích của người dân; nội dung có nhiều vấn đề mới nên còn có nhiều ý kiến khác nhau cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng.

Thủ tướng yêu cầu việc hoàn thiện dự án luật cần tuân thủ, phù hợp với các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không cầu toàn, không nóng vội; tổ chức tham vấn đối tượng tác động, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn.

Tăng cường truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp. Ảnh: TTXVN

Đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), các thành viên Chính phủ có nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề như thứ tự ưu tiên thanh toán, thẩm quyền trong việc cho vay đặc biệt, về kiểm toán độc lập, thu giữ tài sản bảo đảm, vấn đề “sở hữu chéo”, về thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng…

Cùng với có ý kiến đối với từng nội dung, Thủ tướng cho rằng, đây là dự án luật có nhiều nội dung khó, phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến toàn xã hội và nền kinh tế, rất cần thiết sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Việc này nhằm bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng yêu cầu Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải đảm bảo cụ thể hóa được các Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước; không thiên lệch đối với bất cứ đối tượng nào; tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc; chống tiêu cực tham nhũng, chống sở hữu chéo; tăng cường thẩm quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng đối với các ngân hàng thương mại, cũng như trong xử lý nợ xấu....

Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; báo cáo Thủ tướng trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án luật tại kỳ họp thứ 5.

Về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung luật là rất cần thiết. Việc này nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội bổ sung đề nghị xây dựng luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 3 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến đối với 16 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Người đứng đầu Chính phủ giao các bộ, cơ quan chủ trì tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ; tiếp tục tiếp thu lấy ý kiến của các chuyên gia, đối tượng chịu tác động, các cơ quan của Quốc hội.

Đồng thời, hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, dự thảo chính sách theo quy định; hoàn thiện, trình văn bản cấp có thẩm quyền theo quy trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu

PHẠM ĐÔNG |

"Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu", Thủ tướng nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3.2023.

Chuẩn bị xem xét một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về Luật Đất đai sửa đổi

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn sửa đổi

Phạm Đông - Hà Anh |

Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.

Trực tiếp U22 Việt Nam 1-1 Thái Lan, hiệp 2: Nhật Nam gỡ hoà

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan tại bảng B môn bóng đá nam SEA Games 32.

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 ngày 11.5: Việt Nam đã có 58 huy chương vàng

Chi Trần |

Tính đến 20h30 ngày 11.5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 57 huy chương vàng tại SEA Games 32. 

Giờ thứ 9: Cái giá của sống ảo - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Kể từ khi mạng xã hội xuất hiện, chúng ta dường như sống nhanh hơn, đồng thời cũng phô trương cuộc sống của mình nhiều hơn trên mạng xã hội. Điều này bên cạnh mặt tích cực thì cũng xảy ra rất nhiều những biến cố nguy hại không thể lường trước.

Tin 20h: Cảnh sát khám nhà loạt giang hồ cộm cán ở Thanh Hóa

Nhóm PV |

Bản tin thời sự 20h ngày 11.5: Kiểm tra quán ăn bị phản ánh bán thùng bia hơn 900.000 đồng ở Bình Thuận; Khám xét nơi ở của loạt giang hồ cộm cán ở Thanh Hóa; Người muốn bồi thường gần 2.400 tỉ đồng thay Nguyễn Thái Luyện đã rút lui...

Tài chính thông minh: Vì sao đóng bảo hiểm lại không được trả quyền lợi?

Nhóm PV |

Tuy mức chi trả của bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ khác nhau nhưng lại tương đối giống nhau ở các nguyên nhân không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong số Tài chính thông minh hôm nay, bà Nguyễn Thu Giang - Chuyên gia hoạch định Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân chính.

Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu

PHẠM ĐÔNG |

"Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu", Thủ tướng nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3.2023.

Chuẩn bị xem xét một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về Luật Đất đai sửa đổi

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn sửa đổi

Phạm Đông - Hà Anh |

Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.