Báo chí trên tuyến đầu của mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ - Tổng Cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam |

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí có sức mạnh đặc biệt và tiên phong ở tuyến đầu. Báo chí vừa góp phần phanh phui những vụ việc, vừa giám sát việc thực thi của các cơ quan chức năng, vừa tuyên truyền cổ vũ nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Mới đây, phát biểu tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2023), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trong đó có nhiệm vụ tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thực tế thời gian qua, rất nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực do báo chí phanh phui, phát hiện và chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm xử lí như: Vụ “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng và tiêu cực lớn ở PMU18; vụ siêu lừa đảo Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalka, Khánh Hòa; vụ đề án tin học hóa các hoạt động hành chính (Đề án 112); vụ vi phạm trong giải phóng mặt bằng cầu Thanh Trì (Hà Nội); vụ trục lợi bảo hiểm xảy ra tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO); vụ Ban quản lí dự án đại lộ Đông - Tây và Môi trường nước TP Hồ Chí Minh; dự án xây dựng cầu Bãi Cháy; vụ Vinashin và một số vụ việc tham nhũng liên quan đến đất đai mới đây…

Không chỉ phát hiện tham nhũng tiêu cực, báo chí còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển ý thức phòng, chống tham nhũng cho nhân dân. Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các diễn đàn để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, phản ánh những kiến nghị; đề xuất về chính sách, về những quy định pháp luật chưa thực sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Việc vận động nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng của báo chí nhằm hai mục tiêu “xây và chống”. Xây là vận động nhân dân tham gia phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; chống tham nhũng, tiêu cực là vận động nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên với hình thức theo dõi, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin nhanh về hành vi tham nhũng.

Báo chí có vai trò quan trọng trong việc “giám sát” để các cơ quan chức năng phải tăng cường trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng, tiêu cực. Ngoài ra, báo chí cũng phản ánh đa chiều, khách quan, công bằng về các vụ việc liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.

Nhà nước ta cũng đã thể hiện sự vinh danh với báo chí trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua các giải báo chí. Giải Báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” được dư luận đánh giá cao và có những tác động tích cực với xã hội và những người làm báo .

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhiều cơ quan báo chí, nhiều nhà báo gặp phải không ít khó khăn do thiếu thông tin, thiếu cơ chế bảo vệ, cơ chế phối hợp xử lí sai phạm. Điều đáng buồn là một số cơ quan báo chí chưa phản ánh được một cách đầy đủ, kịp thời những hiện tượng, vụ việc tham nhũng tiêu cực, lãng phí mà nhân dân đã phát hiện, đã cung cấp thông tin.

Nhiều vụ việc được báo chí phát hiện, nêu ra nhưng lại không được theo đuổi đến nơi đến chốn, làm suy giảm lòng tin của người tố cáo, cung cấp thông tin cho báo chí, trông cậy vào báo chí.

Để phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, các nhà báo trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, rất cần hoàn thiện thể chế để các cơ quan báo chí, các nhà báo chủ động tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong đó, cần xác định rõ trong các quy định của pháp luật, phóng viên báo chí tham gia thì được bảo vệ như thế nào; nguyên tắc, cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng cơ chế đối thoại và tham vấn thường xuyên giữa Nhà nước và người dân, các tổ chức xã hội.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải coi việc nhà báo thực thi nhiệm vụ đúng pháp luật là thi hành công vụ. Có như vậy mới xử lí nghiêm minh được và ngăn chặn được những hành vi cản trở, hành hung nhà báo hành nghề đúng pháp luật.

Các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí để cung cấp, trao đổi thông tin về những lĩnh vực, địa bàn, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để phản ánh, tham mưu, đề xuất, kiến nghị xử lí; tăng cường phối hợp xây dựng các chuyên đề, phóng sự chuyên sâu về các vụ án, vụ việc tham nhũng tiêu cực, vừa để xử lí nghiêm minh, vừa rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những sơ hở, bất cập về thể chế, pháp luật.

Nhà báo tham gia vào đề tài phòng, chống tham nhũng , tiêu cực là chấp nhận sự nguy hiểm, rủi ro lớn. Nhưng cơ chế bảo vệ họ lại thiếu chặt chẽ. Ngay cả nguồn tin cho báo chí cũng thiếu sự bảo vệ một cách an toàn. Vướng mắc và cũng là nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn nêu trên, là do còn thiếu cơ chế bảo vệ nhà báo trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ - Tổng Cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam
TIN LIÊN QUAN

Báo chí luôn kịp thời tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tặng bằng khen cho các nhà báo có đóng góp cho mạng lưới truyền thông trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư.

Báo chí tiến thêm một bước trở thành nền tảng số, dẫn dắt tin tức

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, báo chí cần tiến thêm một bước nữa là trở thành nền tảng số. Tờ báo phải trở thành nền tảng số, nắm bắt được tin tức và dẫn dắt tin tức, là dòng chủ lưu.

Báo chí đồng hành với công nhân lao động xa quê

DƯƠNG BÌNH |

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh có hơn 30 cụm khu công nghiệp với khoảng 1,5 triệu lao động. Trong đó, có khoảng 80% là người lao động ngoại tỉnh. Cũng chính yếu tố này, đời sống và việc làm của người lao động ở Bình Dương trở thành đề tài báo chí rất rộng cho phóng viên trong tỉnh và phóng viên thường trú thực hiện.

Báo chí và sứ mệnh về dòng chảy thông tin tích cực, truyền cảm hứng

Hoàng Lâm |

Mạng xã hội và sự phát triển của công nghệ tạo ra những dòng chảy thông tin khác nhau đối với đời sống xã hội. Lúc này, vai trò của báo chí càng phải được đẩy mạnh với đòi hỏi ngày một cao về tính chính xác, sức lan toả của thông tin và bản lĩnh của người làm báo.

Tài sản kếch xù bị kê biên của cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Với cáo buộc Nguyễn Minh Quân - cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức dùng công ty sân sau thông thầu, trúng thầu, từ đó tiền lợi nhuận cả trăm tỉ đồng đổ về tài khoản, Cơ quan điều tra đã kê biên tài sản gồm nhiều biệt thự, khu đất của bị can.

Bắt đầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án Metro số 2

HỮU CHÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án Metro số 2 được thực hiện trong khoảng thời gian 20 tháng, với tổng chi phí khoảng 1.000 tỉ đồng.

Bí kíp ẵm điểm 9,10 tổ hợp Khoa học Tự nhiên thi tốt nghiệp THPT 2023

Nhóm PV |

Thầy giáo Đinh Đức Hiền - giáo viên hệ thống giáo dục Học mãi đã chia sẻ một vài bí kíp tới các học sinh để làm tốt bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

5 cầu thủ tuyển Việt Nam hứa hẹn toả sáng dưới thời ông Troussier

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã rất công bằng khi trao cơ hội cho nhiều cầu thủ tại tuyển Việt Nam ở hai trận giao hữu thắng tuyển Hong Kong (Trung Quốc) và Syria cùng với tỉ số 1-0.

Báo chí luôn kịp thời tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tặng bằng khen cho các nhà báo có đóng góp cho mạng lưới truyền thông trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư.

Báo chí tiến thêm một bước trở thành nền tảng số, dẫn dắt tin tức

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, báo chí cần tiến thêm một bước nữa là trở thành nền tảng số. Tờ báo phải trở thành nền tảng số, nắm bắt được tin tức và dẫn dắt tin tức, là dòng chủ lưu.

Báo chí đồng hành với công nhân lao động xa quê

DƯƠNG BÌNH |

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh có hơn 30 cụm khu công nghiệp với khoảng 1,5 triệu lao động. Trong đó, có khoảng 80% là người lao động ngoại tỉnh. Cũng chính yếu tố này, đời sống và việc làm của người lao động ở Bình Dương trở thành đề tài báo chí rất rộng cho phóng viên trong tỉnh và phóng viên thường trú thực hiện.

Báo chí và sứ mệnh về dòng chảy thông tin tích cực, truyền cảm hứng

Hoàng Lâm |

Mạng xã hội và sự phát triển của công nghệ tạo ra những dòng chảy thông tin khác nhau đối với đời sống xã hội. Lúc này, vai trò của báo chí càng phải được đẩy mạnh với đòi hỏi ngày một cao về tính chính xác, sức lan toả của thông tin và bản lĩnh của người làm báo.