Báo cáo cấp có thẩm quyền vấn đề biên chế, tiền lương của công chức Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có quy định trong luật và báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền vấn đề tiền lương, biên chế, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức Hà Nội khi sửa Luật Thủ đô.

HĐND thành phố xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức

Tiếp tục phiên họp thứ 31, sáng 14.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Về quản lý biên chế, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc có cơ chế để TP Hà Nội được chủ động hơn về biên chế, bảo đảm khả năng hoàn thành các nhiệm vụ, quyền hạn được giao là cần thiết.

Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý biên chế đang được thực hiện tập trung, thống nhất theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Chính trị là cơ quan có thẩm quyền quyết định tổng biên chế và biên chế dự phòng của hệ thống chính trị, quyết định cụ thể biên chế theo nhiệm kỳ 5 năm của các cơ quan, tổ chức, địa phương.

Do đó, đề nghị chỉnh lý dự thảo luật theo hướng giao HĐND thành phố xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của TP Hà Nội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng

Đồng thời, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng yêu cầu bảo đảm tỉ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Về quy định thu nhập tăng thêm, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan thấy rằng, việc quy định về chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết.

Quy định này tương đồng với chính sách đặc thù đang được Quốc hội cho thí điểm thực hiện tại TPHCM và một số địa phương khác để giúp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô bảo đảm đời sống, yên tâm công tác, cống hiến lâu dài, có hiệu quả cho sự phát triển của Thủ đô.

Do đó, đề nghị giữ nội dung này như Chính phủ trình để báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7.

"Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, hiện nay các cơ quan hữu quan đang khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội, nên vấn đề này cần được đặt trong tổng thể cải cách tiền lương mới của cả hệ thống chính trị nói chung.

Do đó, đề nghị không quy định về thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô trong dự thảo luật", ông Hoàng Thanh Tùng nêu.

Báo cáo cấp có thẩm quyền về quản lý biên chế và thu nhập tăng thêm

Cho ý kiến về quy định thu nhập tăng thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng ý với đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban pháp luật.

Theo bà Lê Thị Nga, việc quy định chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức, viên chức là cần thiết. Điều này cũng đã quy định cho TPHCM và một số địa phương khác.

Quy định này giúp cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Thủ đô đảm bảo đời sống, yên tâm công tác, cống hiến lâu dài... Vì vậy đề nghị giữ nội dung này và báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Về thu nhập tăng thêm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị cân nhắc khi thu nhập tăng thêm cho một số cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như TPHCM đã thực hiện và cũng có nguồn lực thực hiện.

Về quản lý biên chế và thu nhập tăng thêm, phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất là cần có quy định trong luật và cần báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội lo ngại tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội

Phạm Đông |

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường là vấn đề yếu kém của Thủ đô Hà Nội.

Chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về giải pháp phòng chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay tại phiên họp tháng 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào 7 dự án luật và tiến hành chất vấn 2 Bộ trưởng Tài chính và Ngoại giao.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trao quyết định điều động cán bộ

PHẠM ĐÔNG |

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội điều động bà Nguyễn Tố Quyên đến nhận công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ để bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc sở.

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2024 tại TPHCM

Nhóm PV |

TPHCM – Sáng 15.3, Hội Báo toàn quốc 2024 với quy mô lớn nhất từ trước tới nay đã khai mạc tại đường Lê Lợi (Quận 1). Hội báo diễn ra từ nay đến ngày 17.3, với sự tham gia của hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Hơn 100 gian trưng bày báo chí mở cửa từ 8h – 24h hằng ngày phục vụ miễn phí bạn đọc.

Biệt thự triệu USD Hà Nội bán cắt lỗ cũng không ai dám chốt mua

Thu Giang |

Loạt căn biệt thự có giá hàng triệu USD nằm ở trung tâm TP Hà Nội thời gian qua đang được rao bán cắt lỗ trên mạng xã hội, khiến nhiều người nghe xong cảm thấy choáng váng.

Vừa ngồi "ghế nóng" hơn 2 tháng, cựu sếp SCB gây thiệt hại hơn 2.400 tỉ đồng

Nhóm PV |

TPHCM - Hôm nay 15.3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị khác tiếp tục với phần xét hỏi bị hại và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe để báo cáo Quốc hội.

Căn nhà bị "nuốt chửng" khi bờ sông Cầu ở Bắc Ninh sạt lở

Trần Tuấn |

Một căn nhà bị nhấn chìm khi bờ sông Cầu sạt lở. UBND TP Bắc Ninh đã di dời khẩn cấp 7 hộ dân trong khu vực bị đe dọa sạt lở này.

Chủ tịch Quốc hội lo ngại tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội

Phạm Đông |

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường là vấn đề yếu kém của Thủ đô Hà Nội.

Chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về giải pháp phòng chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay tại phiên họp tháng 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào 7 dự án luật và tiến hành chất vấn 2 Bộ trưởng Tài chính và Ngoại giao.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trao quyết định điều động cán bộ

PHẠM ĐÔNG |

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội điều động bà Nguyễn Tố Quyên đến nhận công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ để bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc sở.