Băn khoăn mức đóng bảo hiểm xã hội khu vực cải cách tiền lương và khu vực tư

PHẠM ĐÔNG |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) còn một số vấn đề còn băn khoăn như tác động của việc bãi bỏ mức lương cơ sở, sự chênh lệch về mức đóng, mức hưởng giữa khu vực thực hiện cải cách tiền lương và khu vực tư.

Chiều 6.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng chủ trì cuộc làm việc về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo Văn phòng Quốc hội, tham dự cuộc làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh.

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, theo kế hoạch, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 31 và sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 5.2024.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, đây là dự án luật khó, có tác động lớn đến đời sống của người dân, cũng như đến các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Phạm Thắng

Tại phiên họp thứ 25, thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá đầy đủ, toàn diện tác động đối với từng nội dung sửa đổi, trên nguyên tắc thể chế hóa những nội dung, yêu cầu của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Đối với các nội dung có tác động lớn, nhạy cảm thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý các vấn đề cụ thể như: Hội đồng quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội; thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đồng thời lưu ý điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu; về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần; xác định hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội và mức xử phạt; về quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã giao Ủy ban Xã hội nắm bắt dư luận xã hội, giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách và Ủy ban Kinh tế có ý kiến các vấn đề liên quan lĩnh vực phụ trách.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tại cuộc làm việc. Ảnh: Phạm Thắng
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tại cuộc làm việc. Ảnh: Phạm Thắng

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, đến thời điểm này, còn một số vấn đề vẫn băn khoăn như xử lý mối quan hệ giữa thực hiện cải cách chính sách tiền lương và một số quy định trong dự thảo luật.

Tiếp đó là những băn khoăn, tác động của việc bãi bỏ mức lương cơ sở; ngân sách nhà nước và Quỹ bảo hiểm xã hội; sự chênh lệch về mức đóng, mức hưởng giữa khu vực thực hiện cải cách tiền lương và khu vực tư; giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội ở các giai đoạn khác nhau…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cử tri lo ngại tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, nhiều lao động mất việc làm

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội cho thấy cử tri và nhân dân lo ngại việc nhiều lao động mất việc làm, nhất là lao động trong các ngành gỗ, dệt may, da giày, linh kiện và sản phẩm điện tử trong khi chi phí sinh hoạt tăng ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động.

Năm 2024 sẽ cho ý kiến về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 28, chiều 14.12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.

Cơ hội bắt quả tang cát tặc trên sông Đáy nối Nam Định - Ninh Bình bị bỏ lỡ

TRUNG DU |

Nam Định - Như Lao Động đã thông tin, sau nhiều ngày mai phục, vào tối 4.3, phóng viên Lao Động đã trực tiếp ghi nhận được tình trạng các đối tượng ngang nhiên, liều lĩnh khai thác cát trái phép trên sông Đáy đoạn nối giữa huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) và huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình).

Cục Hàng hải thông tin về thuyền viên Việt Nam thiệt mạng do trúng tên lửa

Khánh Minh |

Ngày 7.3.2024, Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập về việc hỗ trợ các thuyền viên Việt Nam gặp nạn ở Vịnh Aden.

Tỷ giá USD/VND sốt đầu năm, liệu có kéo dài?

Minh Ánh |

Diễn biến leo thang của tỷ giá USD/VND thị trường tự do làm dấy lên nhiều lo ngại trên thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều lý do vì sao áp lực tỷ giá hiện hữu nhưng chưa đáng lo ngại.

Miền Tây nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện quá tải vì tỉ lệ đột quỵ gia tăng

YẾN PHƯƠNG |

Từ sau Tết đến nay, thời tiết tại miền Tây Nam Bộ luôn trong trạng thái nắng nóng. Riêng nhiệt độ tại TP Cần Thơ nằm ở mức cao trong khu vực. Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm gây ra nhiều hệ luỵ về sức khoẻ, nhất là gia tăng tỉ lệ đột quỵ ở người bệnh.

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Cử tri lo ngại tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, nhiều lao động mất việc làm

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội cho thấy cử tri và nhân dân lo ngại việc nhiều lao động mất việc làm, nhất là lao động trong các ngành gỗ, dệt may, da giày, linh kiện và sản phẩm điện tử trong khi chi phí sinh hoạt tăng ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động.

Năm 2024 sẽ cho ý kiến về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 28, chiều 14.12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.