“Ba trụ cột” để tạo đà, bứt phá cho TP Cần Thơ và ĐBSCL

TRƯỜNG NHÂN |

Ngày 21.6, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - đã có những chia sẻ về vai trò, vị trí trung tâm vùng ĐBSCL của TP Cần Thơ trong liên kết phát triển vùng.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: Thành phố Cần Thơ rất vinh dự được Chính phủ chọn làm nơi tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Về phần địa phương, để phát huy “Vai trò, vị trí của Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL trong liên kết phát triển vùng”, thời gian tới TP Cần Thơ xác định “Ba trụ cột” làm nền tảng vững chắc để tạo đà, bứt phá trong phát triển thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.
Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.

Cụ thể, theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, “Ba trụ cột” đó là:

Thứ nhất, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, Ban ngành Trung ương: Thời gian qua, Trung ương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế đặc thù cho Cần Thơ. Thành phố rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh, thành bạn trong việc phối hợp triển khai các giải pháp xây dựng và phát triển TP Cần Thơ theo tinh thần Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tiếp tục bám sát chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với Bộ, Ban, Ngành, Trung ương thực hiện đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt nhằm tạo sự kết nối thuận lợi giữa TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng, cũng như kết nối với TPHCM. Đặc biệt là tuyến cao tốc theo trục dọc (Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau); trục ngang (Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng). Đầu tư thành phố “sân bay”, xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối sản phẩm nông nghiệp của vùng ĐBSCL; ưu tiên xây dựng hệ thống logistics hàng không, cảng sông, trung tâm logistics cấp vùng tại Cần Thơ; Đầu tư các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố (Khu công nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, vườn ươm công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc), phát triển trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng tại Cần Thơ; phát triển khu năng lượng điện Ô Môn phù hợp quy hoạch năng lượng quốc gia,...

Thứ hai là phát huy nội lực, tiềm năng, lợi thế của TP Cần Thơ: Nằm ở vị trí trung tâm ĐBSCL, với giao điểm của hai trục kinh tế - đô thị năng động nhất của vùng ĐBSCL (trục hành lang TPHCM - Cần Thơ và trục sông Hậu), TP Cần Thơ là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đường hàng không; là địa bàn trọng yếu, chiến lược về quốc phòng - an ninh của vùng và cả nước. Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng là trung tâm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; với hệ thống các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề để cung ứng nguồn nhân lực cho thành phố và các tỉnh ĐBSCL.

Thành phố cũng tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ số trong quản lý hành chính và ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành; tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ cải cách hành chính tăng sức cạnh tranh... sớm triển khai Quy hoạch thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng ĐBSCL. Chú trọng phát triển chính quyền điện tử, kinh tế số, xã hội số và tăng trưởng xanh, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thứ ba là tăng cường liên kết các địa phương vùng ĐBSCL, TPHCM và các tỉnh khác trong cả nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm phát huy tốt vai trò trung tâm của TP Cần Thơ, khẳng định Cần Thơ là cực tăng trưởng của vùng ĐBSCL, của cả nước và đóng vai trò kết nối với các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt kêu gọi đầu tư vào các trung tâm, siêu thị, chợ đầu mối, chợ chuyên ngành,… Chủ động rà soát, nghiên cứu, đề xuất Trung ương các cơ chế chính sách phát triển liên kết nội vùng ĐBSCL và liên vùng, nhất là TPHCM. Phát huy lợi thế riêng biệt, sẵn có của Cần Thơ và các tỉnh trong vùng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo, y tế, giao thông vận tải, logistics, công nghiệp chế biến, nghiên cứu khoa học - công nghệ và du lịch. Liên kết đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại, huy động mọi nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo nghề, tạo việc làm;...

“Thành phố Cần Thơ quyết tâm thực hiện hiệu quả “Ba trụ cột” nói trên, làm nền tảng vững chắc như “kiềng 3 chân” để tạo đà, bứt phá trong phát triển TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL. Đây cũng là nhiệm vu, giải pháp quan trọng để khẳng định “Vai trò, vị trí của Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL trong liên kết phát triển vùng” – ông Trần Việt Trường chia sẻ.

TRƯỜNG NHÂN
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch vùng ĐBSCL: Tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới

Văn Sĩ - Thành Nhân |

 Ngày 21.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại TP.Cần Thơ. Công bố Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thống nhất triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng chỉ đạo 10 vấn đề để ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và đột phá

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Sau khi nghe các ý kiến của bộ, ngành, địa phương và đại diện của các tổ chức quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo 10 vấn đề phải làm trước tiên để đưa vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và đột phá.

Dự kiến có khoảng 460.000 tỉ đồng đầu tư phát triển ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 460.000 tỉ đồng đầu tư các dự án để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong giai đoạn 2021-2025...

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức tại TP.Cần Thơ.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Quy hoạch vùng ĐBSCL: Tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới

Văn Sĩ - Thành Nhân |

 Ngày 21.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại TP.Cần Thơ. Công bố Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thống nhất triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng chỉ đạo 10 vấn đề để ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và đột phá

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Sau khi nghe các ý kiến của bộ, ngành, địa phương và đại diện của các tổ chức quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo 10 vấn đề phải làm trước tiên để đưa vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và đột phá.

Dự kiến có khoảng 460.000 tỉ đồng đầu tư phát triển ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 460.000 tỉ đồng đầu tư các dự án để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong giai đoạn 2021-2025...

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức tại TP.Cần Thơ.