APEC ứng phó khủng hoảng kinh tế và đại dịch

Khánh Minh |

Tại Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2021 từ ngày 8-12.11, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ khẳng định cam kết ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế hiện nay, thống nhất quyết tâm đưa khu vực phục hồi một cách bền vững và chắc chắn.

Phục hồi sau khủng hoảng

New Zealand tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC theo hình thức trực tuyến hoàn toàn. Phát biểu ngày 8.11, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết, hội nghị sẽ tập trung vào việc vạch ra con đường phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19 "trăm năm mới có một lần". “Cùng nhau, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng và hỗ trợ thương mại các vật tư y tế quan trọng, bao gồm bộ dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ và bây giờ là vaccine” - Reuters dẫn lời Thủ tướng Ardern nói. Các thành viên APEC đã cam kết tại một cuộc họp đặc biệt hồi tháng 6 để mở rộng chia sẻ, sản xuất vaccine COVID-19 và dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với vaccine.

Chủ đề của Hội nghị cấp cao APEC năm nay là “Phối hợp trong APEC nhằm đẩy mạnh phục hồi kinh tế hậu COVID-19; Các cơ hội và thách thức chủ yếu trong thế giới hậu COVID-19 và làm thế nào để đảm bảo các thành quả được chia sẻ đồng đều tới toàn bộ người dân trong hiện tại và tương lai". Tại hội nghị, lãnh đạo các nền kinh tế APEC dự kiến sẽ thảo luận về hai nội dung chính là triển vọng kinh tế toàn cầu và hợp tác phục hồi sau đại dịch, thông qua Tuyên bố của Hội nghị và Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC trong hai thập niên tới. Đây được đánh giá là một dấu ấn của Năm APEC 2021 mà New Zealand đảm nhiệm cương vị chủ tịch.

Mở đầu Tuần lễ cấp cao APEC, trong hai ngày 8-9.11, các bộ trưởng kinh tế từ 21 nền kinh tế thành viên APEC họp để bàn thảo biện pháp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế của khu vực thông qua chính sách thương mại đổi mới và hợp tác đa phương. "Cùng nhau, chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi trong năm qua để mang lại nhiều kết quả có ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là trong việc đẩy nhanh vận chuyển nguồn cung cấp vaccine và các mặt hàng thiết yếu khác qua biên giới. Tiến độ trong chương trình nghị sự đầy tham vọng của APEC năm nay cho thấy quyết tâm của tập thể chúng ta có thể vượt qua những thách thức trong đại dịch như thế nào. Và đà này không được dừng lại" - Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand, Damien O'Connor phát biểu. Ông nói thêm rằng thương mại rất quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch, sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng trong tương lai. Trên tinh thần đó, các nền kinh tế APEC phải tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự đoán được để mang lại lợi ích cho tất cả người dân.

Dự báo tăng trưởng

Theo Phân tích xu hướng khu vực APEC (ARTA) mới nhất, các nền kinh tế APEC dự kiến sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2021 và sẽ ổn định ở mức 4,9% vào năm 2022. Kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng 8% trong nửa đầu năm 2021, sau khi giảm 3,7% trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, tăng trưởng giữa các nền kinh tế thành viên tiếp tục phân hóa và duy trì sự không chắc chắn.

Tăng trưởng về khối lượng và giá trị thương mại hàng hóa tăng tốc ở mức hai con số trong nửa đầu năm nay nhờ tác động tổng hợp của điểm so sánh thấp sau sự suy thoái kinh tế đáng kể một năm trước và sự phục hồi trong hoạt động kinh tế. Giao dịch hàng hóa liên quan đến COVID-19 như dược phẩm, thiết bị viễn thông và máy tính tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

Tuy nhiên, phân tích cũng cho thấy sự sụt giảm mạnh đầu tư vào lĩnh vực xanh của khu vực APEC, xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm. Điều này đặc biệt liên quan đến vai trò quan trọng của APEC trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và năng suất cũng như cải thiện công nghệ và kỹ năng trong nước.

Một điểm đáng chú ý khác là lạm phát gia tăng. Khu vực này đã ghi nhận tỉ lệ lạm phát cao hơn 2,6% trong chín tháng đầu năm 2021, sau khi tăng trung bình 1,5% vào năm 2020. Phân tích chỉ ra nguy cơ lạm phát có xu hướng tăng lên đối với sự phục hồi kinh tế nếu không được giải quyết.

Tiến sĩ Denis Hew, Giám đốc Cơ quan Hỗ trợ Chính sách APEC - đơn vị đưa ra báo cáo - cho biết: “APEC, cùng với nền kinh tế toàn cầu, là lãnh thổ chưa được khám phá, nơi mà quá trình phục hồi đang diễn ra ngay cả trong bối cảnh đại dịch. Có rất nhiều bài học khó khăn được rút ra từ đại dịch, trọng tâm là các chính sách kinh tế, thương mại và y tế gắn liền với nhau - và các chính sách tốt mới là điều quan trọng".

Tiến sĩ Hew nói thêm rằng tiếp cận bất bình đẳng đối với vaccine cần phải được giải quyết khẩn cấp để tránh tình trạng phục hồi hai chiều. Các nền kinh tế APEC cũng nên suy nghĩ trước về việc tạo điều kiện thuận lợi để mở cửa kinh tế dần dần và ổn định để hồi sinh các lĩnh vực khả thi như du lịch và lữ hành, phục hồi các ngành sản xuất...

Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu đối với khu vực và nhân loại nói chung, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, chuỗi cung ứng và hành vi tiêu dùng của các nền kinh tế APEC.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam - Pháp: Củng cố hơn nữa trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Thanh Hà |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 4.11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hai bên đã ra tuyên bố chung nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp.

Thủ tướng tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN

THEO CHINHPHU.VN |

Chiều 18.3, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN (VASEAN), Thủ tướng cho rằng, khi làm ăn không chỉ chú trọng lợi nhuận mà còn phải coi trọng cả vào mục tiêu đóng góp vào xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Việt Nam - Pháp: Củng cố hơn nữa trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Thanh Hà |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 4.11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hai bên đã ra tuyên bố chung nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp.

Thủ tướng tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN

THEO CHINHPHU.VN |

Chiều 18.3, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN (VASEAN), Thủ tướng cho rằng, khi làm ăn không chỉ chú trọng lợi nhuận mà còn phải coi trọng cả vào mục tiêu đóng góp vào xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN.