APEC 2017 - Động lực kết nối và tăng trưởng mới

TS Nguyễn Minh Phong |

Thành lập từ năm 1989, hiện nay APEC có tổng dân số hơn 2,8 tỷ người, chiếm 40% dân số toàn cầu, gần 60% GDP, 49% giao dịch thương mại quốc tế và có mức thuế quan trung bình nội khối chỉ còn 5,5% vào năm 2016 và ngày càng là một đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng quan trọng của Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Điểm nhấn Tuần lễ cấp cao APEC Đà Nẵng 2017

Trong suốt năm 2017, các bộ trưởng, quan chức cấp cao APEC cùng với cộng đồng doanh nghiệp và học giả trong khu vực đã tiến hành hơn 240 cuộc họp tại 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với điểm nhấn là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, gồm nhiều sự kiện quan trọng, như: Hội nghị tổng kết Các quan chức cấp cao APEC (CSOM), Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh (VBS), Cuộc họp của Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM), Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp (CEO Summit)...

Hội nghị Cấp cao APEC 25, các nhà lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên APEC, cùng khách mời là Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tiến hành 2 phiên họp kín về “Tăng trưởng sáng tạo, phát triển bao trùm và việc làm bền vững” và “Các động lực mới cho thương mại, đầu tư và liên kết khu vực”. Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 đã hoan nghênh việc thông qua văn kiện về APEC hướng tới năm 2020 và tương lai. Đây là sáng kiến của Việt Nam và là một dấu ấn của hợp tác APEC 2017 nhằm chuẩn bị cho APEC bước vào thập niên phát triển thứ tư và thúc đẩy hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020.

Kết quả quan trọng nhất của Hội nghị Cấp cao APEC 25 và Năm APEC 2017 là đã thông qua Tuyên bố Đà Nẵng về tạo động lực mới vun đắp tương lai chung, trong đó: Thông qua Kế hoạch hành động APEC về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội hướng tới xây dựng cộng đồng APEC phát triển bao trùm và tự cường; Thông qua Khuôn khổ Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số để nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và năng suất lao động của các nền kinh tế APEC, tăng cường chất lượng giáo dục, trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích ứng tốt hơn với môi trường việc làm và thị trường lao động đang thay đổi căn bản bởi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chia sẻ sâu sắc về các chính sách và biện pháp chiến lược nhằm phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, xanh, bền vững và sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường an ninh lương thực - nước - năng lượng, phát triển nông thôn và đô thị; cải cách cơ cấu; nâng cao năng lực; giảm thiểu rủi ro thiên tai; tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ; phát triển du lịch bền vững; thúc đẩy thương mại, đầu tư tự do và mở ở Châu Á - Thái Bình Dương; Tiếp tục khẳng định cam kết hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; thúc đẩy thuận lợi hóa đầu tư, kinh doanh và dịch vụ; tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật; tiếp tục nỗ lực hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) để APEC tiếp tục là động lực thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, góp phần để châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Đồng thời, khẳng định APEC ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên hợp tác tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm; hoan nghênh việc thông qua Khuôn khổ APEC về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới và Bộ kinh nghiệm điển hình APEC về thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, để tạo điều kiện cho APEC khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển của kinh tế mạng, kinh tế số và các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC nhằm hỗ trợ xác định hướng đi và tương lai của sau năm 2020 của APEC với tư cách là một Diễn đàn tự cường, có năng lực xử lý các thách thức toàn cầu và thích ứng cao với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

CPTPP sẽ thay thế TPP

APEC 2017 cũng ghi nhận cuộc Đối thoại không chính thức lần đầu tiên giữa APEC và ASEAN do Việt Nam đã tổ chức, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC và 10 nước ASEAN về chủ đề “Cùng tạo động lực mới, vì một châu Á - Thái Bình Dương kết nối toàn diện”.

Đặc biệt, bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, ngày 11.11, các Bộ trưởng Thương mại 11 quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã họp không chính thức và đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về những nội dung lớn của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, các bộ trưởng thống nhất đạt được Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm thay thế cho TPP. Đây có thể nói là thành công kép, khép lại có hậu một năm đầy ắp sự kiện ấn tượng, cùng những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam với vai trò chủ nhà APEC 2017 và thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của cả APEC, ASEAN và TPP...

Những thành công của APEC 2017 đã tô đậm thêm vai trò và làm sâu sắc hơn động lực liên kết và tăng trưởng, thắp lên những kỳ vọng mới mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc hợp tác đối thoại cởi mở, đồng thuận, bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi, dành ưu đãi và hỗ trợ rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên APEC, ASEAN và trên thế giới, tập trung vào những mục tiêu tăng trưởng bền vững, bao trùm, sáng tạo; thúc đẩy cải cách cơ cấu, tăng cường kết nối, phát triển các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ; phát triển con người và nâng cao năng lực thể chế, đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển; hướng tới việc hình thành Khu vực thương mại tự do toàn Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) thực sự gắn kết cả về con người, hạ tầng cơ sở, công nghệ và thông tin, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư tại các nền kinh tế APEC.

Việt Nam tham gia APEC năm 1998. Hiện APEC chiếm tới 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, 75% thương mại hàng hóa, 79% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Khoảng 80% du học sinh Việt Nam đang học tập tại các nền kinh tế thành viên APEC. Có 13 thành viên APEC là các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam.

Quá trình tham gia APEC cũng là quá trình Việt Nam “cọ xát” và ngày càng hoàn thiện thể chế, góp phần củng cố vị thế quốc tế và môi trường đối ngoại hòa bình, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh và thị trường. Hiện có tới 13 thành viên APEC đang là đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện, trong tổng số 16 đối tác chiến lược và 11 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam trên thế giới.

Với sự có mặt tại Việt Nam của hàng chục ngàn người, bao gồm các lãnh đạo quốc gia, doanh nghiệp và phóng viên, hãng truyền thông hàng đầu thế giới, APEC 2017 là sự hội tụ đỉnh cao và cơ hội vàng cho các hoạt động quảng bá, cung cấp thông tin thị trường, môi trường và chính sách kinh doanh, củng cố hình ảnh một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và an ninh, với các chính sách thông thoáng về thương mại, đầu tư ngày càng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hàng trăm cam kết thương mại và đầu tư được ký giữa Việt Nam với các đối tác APEC, với tổng trị giá hơn 20 tỉ USD chi trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017 vừa qua như là minh chứng và ghi nhận về những cơ hội và động lực mới, thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp Việt kết nối và phát triển chuỗi liên kết với các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài APEC, tăng thêm lòng tin và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp APEC kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam... giúp đa dạng hoá và phối hợp hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho quá trình hội nhập và phát triển bền vững...

TS Nguyễn Minh Phong
TIN LIÊN QUAN

Sau APEC 2017, Việt Nam thêm khí thế để hội nhập sâu rộng hơn

H.L |

Ngày 11.1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc gặp gỡ đại diện các cơ quan ngoại giao, phóng viên, trợ lý báo chí nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp năm mới 2018.

Bài viết của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về thành tựu đối ngoại Việt Nam năm 2017

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết: “Thành tựu đối ngoại 2017: Vị thế mới, khí thế mới” của Uỷ viên Bộ Chính trị,  Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp đón năm mới 2018.

Năm APEC Việt Nam 2017: Thắng lợi của ý Đảng, lòng dân

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết về năm APEC Việt Nam 2017 của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn -  Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Chủ tịch Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC 2017. 

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sau APEC 2017, Việt Nam thêm khí thế để hội nhập sâu rộng hơn

H.L |

Ngày 11.1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc gặp gỡ đại diện các cơ quan ngoại giao, phóng viên, trợ lý báo chí nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp năm mới 2018.

Bài viết của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về thành tựu đối ngoại Việt Nam năm 2017

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết: “Thành tựu đối ngoại 2017: Vị thế mới, khí thế mới” của Uỷ viên Bộ Chính trị,  Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp đón năm mới 2018.

Năm APEC Việt Nam 2017: Thắng lợi của ý Đảng, lòng dân

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết về năm APEC Việt Nam 2017 của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn -  Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Chủ tịch Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC 2017.