ĐỀ XUẤT ĐỔI GIỜ LÀM, RÚT NGẮN GIỜ NGHỈ TRƯA:

Áp dụng thế nào là phù hợp?

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Xung quanh đề xuất của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) về việc điều chỉnh đồng bộ giờ học, giờ làm từ 8h30 và nghỉ trưa 1 tiếng ở các đô thị để nâng cao hiệu quả làm việc và chăm lo đời sống cho gia đình, trao đổi với phóng viên Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, có thể áp dụng nhưng tùy vùng, tuỳ khối đơn vị. Trước khi áp dụng cần phải tham khảo, lắng nghe ý kiến của người lao động để bố trí giờ làm việc hợp lý, góp phần giảm ùn tắc giao thông. 

Ủng hộ đổi giờ làm theo vùng

Chiều 31.10, khi thảo luận ở hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2019 và kế hoạch năm 2020, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu đề xuất về việc đổi giờ học, giờ làm phù hợp hơn ở các đô thị. Theo đó có thể bắt đầu muộn hơn so với hiện tại, từ 8h30 và nghỉ trưa 1 tiếng ở các đô thị. Theo ông Cảnh, việc thống nhất giờ làm với các cơ quan hành chính các cấp là không phù hợp vì tác phong làm việc, mức độ hiện đại hóa, điều kiện ở mỗi vùng mỗi khác. Đây là đề xuất được đại biểu Cảnh kiên trì nêu 2 năm nay tới Quốc hội.

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với Lao Động, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh) cho rằng, việc đổi giờ học, giờ làm thì cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ từ mọi tầng lớp, điều kiện... bởi việc này sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác. Việc thay đổi giờ học, giờ làm không thể áp dụng chung cho cả toàn hệ thống mà tùy vào thực tế từng địa phương, từng vùng. “Nói một cách nghiêm túc, nếu thay đổi giờ làm của cán bộ công chức, viên chức hay thay đổi giờ học ở các thành phố lớn, thị xã mà đa số học sinh là con của cán bộ công chức thì phù hợp. Còn ở góc độ đối với công nhân, học sinh miền núi thì cần phải đánh giá lại”, bà Mai nói.

Nhân viên Văn phòng Cty Global Fashion được chọn giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8 - 9h. Ảnh: NAM DƯƠNG
Nhân viên Văn phòng Cty Global Fashion được chọn giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8 - 9h. Ảnh: NAM DƯƠNG

Cùng quan điểm trên, đại biểu Đinh Thị Bình (đoàn Phú Thọ) cho rằng, bản thân vị này cũng đồng ý với những lý do mà đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đưa ra. Tuy nhiên, theo bà Bình, việc thay đổi giờ làm việc, giờ học sau 8 giờ chỉ phù hợp ở các khu đô thị lớn.

Ở góc độ địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cho rằng, giờ làm còn phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết từng vùng. Điển hình như miền Trung thời tiết nóng khắc nghiệt hơn, giờ làm việc có khi sớm hơn, có khi muộn hơn. Theo ông, nếu Quốc hội quy định vấn đề này thì cần phân cấp về các địa phương để họ quyết định giờ, không nhất thiết thống nhất trong cả nước. Về ý kiến nhận định thay đổi giờ làm sẽ giúp tăng năng suất lao động, ông Cường cho rằng, phải đánh giá thận trọng vì năng suất lao động tuỳ thuộc vào chất lượng công việc của mỗi người.

Đảm bảo nguyên tắc làm việc 8 giờ mỗi ngày

Trong khi đó, chia sẻ về việc này, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đánh giá, đó là ý kiến cần tham khảo, tuy nhiên để quyết định thay đổi thì phải xem xét nhiều vấn đề liên quan. Theo ông Tân, giờ làm giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nên bố trí lệch nhau để tránh ùn tắc giao thông. “Nếu tất cả cơ quan, đơn vị cùng bắt đầu giờ làm việc muộn hơn thì không giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông. Do vậy bố trí giờ làm phải thận trọng, đảm bảo nhu cầu của người lao động và hài hoà với vấn đề giao thông”, ông nói.

Ngoài ra, ông Tân cho biết, giờ làm hành chính phải phù hợp với từng cơ quan, địa phương và đặc điểm khí hậu. Hiện ở phía Bắc làm việc từ 8h nhưng phía Nam là 7h hoặc 7h30. Vì vậy, để thống nhất chung cả nước rất khó, đổi giờ làm nên quy định theo vùng miền, thành phố lớn và có tính đặc thù.

Cũng theo vị lãnh đạo này, với bộ máy hành chính mục đích là làm hết việc chứ không phải hết giờ làm. Dù thay đổi giờ làm thế nào, chúng ta cũng phải đảm bảo nguyên tắc làm việc 8 giờ mỗi ngày. Sớm hay muộn thì cũng phải theo Bộ luật Lao động.

Trong khi đó, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, hiện nay việc quy định thời gian bắt đầu làm việc trong ngày của các vùng miền, trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định; còn ở dưới địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ tình hình địa phương quy định.

Các địa phương hoàn toàn có quyền điều chỉnh nếu thấy cần thiết. “Đối với nhiều nước, họ nghỉ trưa với thời gian rất ngắn, cho đó là tiết kiệm; nhưng ở Việt Nam, muốn làm cũng không đơn giản vì không dễ gì để thay đổi tâm sinh lý, cách làm đang quen. Việc này rất khó chứ không đơn giản”, ông Lợi nói.

Ông Lợi cho rằng, không nên quy định vào luật. Luật cũng không viết thế, luật chỉ quy định ngày làm 8 giờ, tuần làm 40 hoặc 48 tiếng, còn thời gian bắt đầu làm việc để các địa phương căn cứ điều kiện của từng nơi mà linh hoạt tính toán. “Cái gì hay tiếp thu, cái tiếp thu đó để các địa phương căn cứ điều kiện tự nhiên của họ. Việc này không nên ghi vào luật. Các địa phương hoàn toàn có quyền chủ động”, ông Lợi nói và cho biết về đề xuất của đại biểu, địa phương nào muốn làm hoàn toàn có thể tính toán. Cũng theo vị đại biểu này, việc áp dụng thời gian bắt đầu làm việc như thế nào là do đặc điểm của từng địa phương, người đứng đầu quyết định sao cho phù hợp. Quan trọng là tạo ra khả năng làm việc tốt nhất, hợp lý nhất, năng suất lao động tốt nhất.

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Bố trí giờ làm việc hợp lý, góp phần giảm ùn tắc giao thông

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm cần tham khảo, lắng nghe ý kiến của người lao động (NLĐ) để bố trí giờ làm việc hợp lý, góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Bắt đầu giờ học, giờ làm từ 8h30: Phù hợp với công chức, đô thị lớn

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Trong phần thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất Chính phủ đổi giờ làm. Ông cho rằng, giờ làm nên bắt đầu từ 8h30 và thời gian nghỉ trưa cần ngắn lại. Trước vấn đề này, nhiều đại biểu đồng tình cao và đề nghị chỉ áp dụng ở khu đô thị lớn đối với cán bộ công chức, viên chức.

Giảm thời giờ làm việc - cơ hội bảo vệ môi trường và sự sống

TS. NHẠC PHAN LINH |

Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10.2019, chất lượng không khí, ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (hai đầu tàu kinh tế của cả nước) trở thành chủ đề thời sự thu hút nhiều sự quan tâm của người dân, các cơ quan hữu quan trong nước, lẫn quốc tế. 

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Bố trí giờ làm việc hợp lý, góp phần giảm ùn tắc giao thông

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm cần tham khảo, lắng nghe ý kiến của người lao động (NLĐ) để bố trí giờ làm việc hợp lý, góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Bắt đầu giờ học, giờ làm từ 8h30: Phù hợp với công chức, đô thị lớn

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Trong phần thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất Chính phủ đổi giờ làm. Ông cho rằng, giờ làm nên bắt đầu từ 8h30 và thời gian nghỉ trưa cần ngắn lại. Trước vấn đề này, nhiều đại biểu đồng tình cao và đề nghị chỉ áp dụng ở khu đô thị lớn đối với cán bộ công chức, viên chức.

Giảm thời giờ làm việc - cơ hội bảo vệ môi trường và sự sống

TS. NHẠC PHAN LINH |

Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10.2019, chất lượng không khí, ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (hai đầu tàu kinh tế của cả nước) trở thành chủ đề thời sự thu hút nhiều sự quan tâm của người dân, các cơ quan hữu quan trong nước, lẫn quốc tế.