An Giang: Từ “đi đầu” đến “đi chung đội hình”

Lục Tùng |

Nhắc đến An Giang, nhiều người nghĩ ngay đến kỳ tích “xé rào” đi đầu cởi trói đồng đất để đưa địa phương từ chỗ thiếu đói lên dẫn đầu sản lượng lương thực của cả nước. Giờ đây, thế hệ lãnh đạo mới đã làm thay đổi An Giang theo hướng mới, như nơi xuất phát tư duy đi chung đội hình, nói cách khác là hợp tác để cùng phát triển. Đặc biệt là tại Đại hội Đảng lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra vào ngày 24.9.2020 càng thể hiện rõ quan điểm này.

Đột phá để đi đầu

Là một trong những “chiến binh” trong nhóm An Giang “xé rào” chính sách của Trung ương để “giải tán” tập đoàn, trả lại đất cho người có năng lực sản xuất, ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - nhớ như in: “Đi đâu cũng nghe dân than thở, đau lắm...”.

Lúc đó là Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh An Giang, có điều kiện “đi, thấy và suy nghĩ”, ông Nhị đã mạnh dạn tham mưu và cùng lãnh đạo tỉnh An Giang hiệp sức, đồng tâm thực hiện cuộc “cởi trói” đồng đất… mà sau này báo chí thường gọi là “xé rào”.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang trong lần đi thực tế tại xã miền núi Tri Tôn. Ảnh: Lục Tùng
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân (bìa phải) trong lần đi thực tế tại xã miền núi Tri Tôn. Ảnh: Lục Tùng

Theo đó, An Giang mạnh dạn định đúng giá mà tập đoàn nào không đủ tiền trả thì giao máy móc lại cho chủ cũ quản lý. Riêng những người không đủ tài lực để tiếp tục làm lúa trên phần đất được tập đoàn giao thì chủ cũ được phép hỗ trợ “thành quả” để nhận lại đất.

Đây được xem như cuộc “giải phóng” để phát huy hiệu quả với những ngành nghề “thuận tay”. Hơn thế nữa, nó còn trả đất đúng địa chỉ cho người có năng lực phát huy hiệu quả.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân đi khảo sát thực tế mùa lũ. Ảnh: Lục Tùng
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân đi khảo sát thực tế mùa lũ. Ảnh: Lục Tùng

Thành công này đã tạo đà cho An Giang mạnh dạn “đánh thức” vùng đất phèn Tứ giác Long Xuyên trở thành cánh đồng lúa cao sản. Hơn thế nữa là “kéo” nhiều địa phương láng giềng vào cuộc để hoàn thành việc chinh phục “cánh đồng hoang” Tứ giác Long Xuyên.

Những quyết định “xé rào” táo bạo liên tiếp ra đời như bệ phóng đưa An Giang nhanh chóng thăng hoa: Từ địa phương thiếu đói, phải nhận viện trợ lương thực vươn lên thành vựa lúa cả nước, góp công lớn trong việc đưa Việt Nam trở thành “cường quốc” xuất khẩu gạo từ năm 1989.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang đi khảo sát thực tế đồng ruộng tài huyện Tịnh Biên. Ảnh: Lục Tùng
Bí thư Tỉnh ủy An Giang đi khảo sát thực tế đồng ruộng tại huyện Tịnh Biên. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, khi sản xuất có hiệu quả thì phát sinh vướng mắc mới. Ông Nhị nhớ lại: “Trồng lúa cao sản cần nhiều vốn, nhưng lúc đó Nhà nước chỉ chấp nhận cho các “Hợp đồng B”, tức nằm ngoài tầm tay nông dân. Thế là An Giang lại xé rào”.

Với tên gọi “Cho vay nông nghiệp”, An Giang thí điểm ngân hàng cho nông dân vay vốn trực tiếp trồng lúa tại hai xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành), Vĩnh Phú (Thoại Sơn). Vì chuyện này, Trung ương đã cử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đích thân vào ghi nhận. Sau chuyến đi này, ông Kiêm đã đề xuất và được Trung ương đồng ý cho phép nhân rộng mô hình thành chương trình vay sản xuất nông nghiệp ngày nay.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại sự kiện ký hợp tác tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư. Ảnh: Lục Tùng
Bí thư Tỉnh ủy An Giang cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại sự kiện ký hợp tác tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư. Ảnh: Lục Tùng

An Giang còn ghi đậm dấu ấn tiên phong của mình trong công cuộc “khai phóng” giá trị con cá ba sa, cá tra khi là tỉnh đầu tiên mạnh dạn đầu tư và thành công với việc cho cá tra, ba sa sinh sản nhân tạo và tổ chức nuôi trong bè tạo ra vùng nguyên liệu. An Giang cũng làm thay đổi hẳn cái nhìn về lũ khi cho ra đời Đề án 31 hỗ trợ người dân vùng ngập lũ phương tiện, kỹ thuật, mô hình để sản xuất trong mùa nước nổi. Qua đó vừa tận dụng lợi thế mùa lũ, vừa tăng thu nhập người dân, góp phần giải quyết việc làm lúc nông nhàn; biến mùa nước nổi thành mùa sản xuất bình thường, tạo ra sự an tâm cho toàn vùng.

Đi chung đội hình để ra biển lớn

Bước sang thời kinh tế thị trường, An Giang vẫn tiếp tục phát huy truyền thống linh động đồng thời xác lập cho mình cách làm mới.

Theo đó ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (2015-2020), An Giang đã mạnh dạn tổ chức hội thảo quy tụ trên 200 nhà khoa học trong nước và quốc tế để tạo ngân hàng dữ liệu trước khi đưa ra chiến lược phát triển theo định hướng đi vào chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, An Giang xác lập chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết thị trường, liên kết sản xuất cả bên trong lẫn bên ngoài.

Và để tiếp sức cho chiến lược đó, năm 2018, An Giang tổ chức “Hội nghị Xúc tiến đầu tư” với nhiều chính sách gỡ bỏ các “điểm nghẽn” trong thủ tục hành chính... Qua đó đã kết nối thành công với 26 dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư trên 27.600 tỷ đồng. Đồng thời kết nối cơ hội cho 5 đề xuất cam kết ghi nhớ đầu tư trên 35.500 tỉ đồng... nâng tổng số dự án An Giang thu hút được trong 5 năm qua lên con số 340 với vốn đăng ký lên đến gần 78.500 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, An Giang mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ứng dụng công nghệ cao: Vừa đẩy mạnh tăng cường nuôi trồng thủy sản theo hướng thị trường toàn cầu, vừa giảm gần 23.000ha đất lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn...

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân hướng dẫn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng nông sản tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng nông sản tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân chia sẻ: Để tiếp tục gặt hái thành công mới, phấn đấu đến năm 2025 GRDP bình quân đầu người đạt 72,2 triệu đồng/người/năm, tại Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (dự thảo), An Giang xác định vẫn xem nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế và dịch vụ, du lịch, công nghiệp là động lực cho phát triển. Nhưng An Giang xác lập 3 khâu đột phá mới để chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững để tăng chất lượng giá trị cuộc sống.

Cụ thể, bên cạnh việc tăng cường đầu tư hạ tầng, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị..., An Giang tập trung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, theo bà Xuân, đặc biệt tập trung vào chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao giá trị các mặt hàng chủ lực.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Nhà Văn hóa lao động: Công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang

Lục Tùng |

“Công trình Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang không chỉ là niềm tự hào của tổ chức Công đoàn, mà còn mang ý nghĩa chính trị quan trọng: Là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI” - thay mặt lãnh đạo tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chia sẻ.

Cần Thơ: Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố

Thành Nhân |

Ngày 17.9, LĐLĐ quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) tổ chức công bố quyết định gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ TP.Cần Thơ lần thứ XIV (2020-2025).

Đồng Tháp: Bàn giao nhà ở - công trình chào mừng Đại hội Đảng

Lục Tùng |

Chiều 11.9, đoàn công tác LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp do Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thanh Nhàn dẫn đầu, đã làm lễ bàn giao nhà ở cho 2 hộ nghèo và cận nghèo thuộc xã biên giới Thông Bình, huyện Tân Hồng.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Nhà Văn hóa lao động: Công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang

Lục Tùng |

“Công trình Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang không chỉ là niềm tự hào của tổ chức Công đoàn, mà còn mang ý nghĩa chính trị quan trọng: Là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI” - thay mặt lãnh đạo tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chia sẻ.

Cần Thơ: Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố

Thành Nhân |

Ngày 17.9, LĐLĐ quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) tổ chức công bố quyết định gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ TP.Cần Thơ lần thứ XIV (2020-2025).

Đồng Tháp: Bàn giao nhà ở - công trình chào mừng Đại hội Đảng

Lục Tùng |

Chiều 11.9, đoàn công tác LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp do Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thanh Nhàn dẫn đầu, đã làm lễ bàn giao nhà ở cho 2 hộ nghèo và cận nghèo thuộc xã biên giới Thông Bình, huyện Tân Hồng.