84,12% đại biểu "gật đầu" với Luật Giáo dục đại học sửa đổi

Xuân Hùng - Thành Trung |

Với đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Chiều 19.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Với 408 đại biểu có mặt tán thành, bằng 84,12% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2019.

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban, Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thành Bình đã trình bày báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số điểm mà đại biểu còn có ý kiến khác nhau.

Về hình thức và trình độ đào tạo giáo dục đại học, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định các hình thức đào tạo gồm chính quy tập trung và không tập trung; giao cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định hình thức đào tạo; làm rõ nguyên tắc liên thông giữa các hình thức đào tạo; phân biệt văn bằng các trình độ đào tạo tương ứng với hình thức đào tạo; bổ sung trình độ tương đương hoặc trình độ, văn bằng chuyên gia ở một số lĩnh vực đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy loại hình đào tạo chính quy được quy định trong Dự thảo Luật chính là loại hình đào tạo tập trung toàn thời gian, còn các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa là loại hình không tập trung.

Căn cứ vào các loại hình đào tạo này, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định hình thức, phương thức tổ chức và quản lý đào tạo phù hợp với từng loại hình và trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Tất cả các yêu cầu về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kỹ năng, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra.. của các chương trình đào tạo cho dù được thực hiện theo loại hình nào đều phải đảm bảo chất lượng như nhau.

Khác biệt giữa các loại hình đào tạo chỉ là về thời gian đào tạo và kỹ thuật tổ chức, quản lý đào tạo.

Bởi vậy, dự thảo Luật quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau.

Về tự chủ đại học, báo cáo giải trình nêu rõ, dự thảo Luật đã quy định rõ điều kiện, yêu cầu thực hiện quyền tự chủ tại khoản 2 Điều 32, theo đó, mức độ tự chủ của cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc vào việc đáp ứng đủ điều kiện tự chủ, những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ theo các quy định của Luật, đồng thời quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và xác nhận tiêu chí các cơ sở giáo dục đại học.

Do đó sẽ giới hạn việc các trường đồng loạt tự chủ dẫn đến mất cân bằng cung – cầu nhân lực. Dự thảo cũng quy định rõ nội hàm của các quyền tự chủ về học thuật trong hoạt động chuyên môn, tổ chức - nhân sự và tài chính - tài sản tại các khoản 3, 4, 5 Điều 32 và cụ thể hóa các nội dung này tại các điều, khoản tương ứng trong Luật.

Theo đó, hầu hết các nội dung liên quan đến chuyên môn (như về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học…) đã được giao cho các trường tự chủ quyết định theo quy định của Luật hiện hành, trừ việc mở ngành đào tạo.

Dự thảo Luật lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và phù hợp nhu cầu thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của giáo dục đại học, chỉ trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật cũng quy định rõ về trách nhiệm giải trình, bao gồm cả nội dung, hình thức và đối tượng của hoạt động giải trình.

Dự thảo Luật cũng đã quy định một số chế tài cụ thể để xử lý đối tượng không thực hiện cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo. Mức độ và tính chất xử lý vi phạm được quy định tại các văn bản dưới Luật.

Trước đó, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển với 467 đại biểu có mặt tán thành bằng 96,29% tổng số ĐBQH.

Xuân Hùng - Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên sư phạm vay tiền, ra trường mà làm thầy thì không phải trả nợ

Xuân Hùng - Thành Trung |

Sinh viên sư phạm sẽ được ưu đãi bằng chính sách tín dụng mới thay thế cho việc miễn học phí như lâu nay. Đó là nội dung quan trong được Quốc hội (QH) thảo luận ngày 15.11.

Đại biểu Quốc hội chê dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) còn nhiều lỗi chính tả

Xuân Hùng - Thành Trung |

Góp ý về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi tại Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng nhiều điều trong dự thảo luật còn chưa rõ, có cả những lỗi chính tả.

Bộ Y tế "chỉ điểm" những bất cập về đào tạo nhân lực y tế trong Dự thảo Luật Giáo dục Đại học

T.Linh |

Một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo sẽ được trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV trong ngày mai (6.11). 

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Sinh viên sư phạm vay tiền, ra trường mà làm thầy thì không phải trả nợ

Xuân Hùng - Thành Trung |

Sinh viên sư phạm sẽ được ưu đãi bằng chính sách tín dụng mới thay thế cho việc miễn học phí như lâu nay. Đó là nội dung quan trong được Quốc hội (QH) thảo luận ngày 15.11.

Đại biểu Quốc hội chê dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) còn nhiều lỗi chính tả

Xuân Hùng - Thành Trung |

Góp ý về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi tại Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng nhiều điều trong dự thảo luật còn chưa rõ, có cả những lỗi chính tả.

Bộ Y tế "chỉ điểm" những bất cập về đào tạo nhân lực y tế trong Dự thảo Luật Giáo dục Đại học

T.Linh |

Một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo sẽ được trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV trong ngày mai (6.11).