8 thách thức đe doạ an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Vương Trần |

Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã chỉ ra 8 thách thức đe doạ an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đe doạ nguồn nước ngọt

Sáng 17.8, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì hội nghị.

Hội nghị có Bộ Nông nghiệp và Phát triển và Nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường tham gia giải trình.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Vinh Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH-CN-MT) của Quốc hội cho biết, trong tháng 7.2020, Ủy ban này đã tổ chức 2 đợt khảo sát về nội dung phiên giải trình tại 14 tỉnh, thành phố tại Bắc Trung bộ, duyên hải Miền Trung, Nam trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long  và Tây Bắc.

Qua đó, cơ quan tổ chức phiên giải trình đã chỉ ra 8 thách thức đối với an ninh nguồn nước của Việt Nam.

Thách thức thứ nhất đó là vấn đề thiếu nước do lượng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa lũ thì nước nhiều gây lũ, lụt. Mùa khô thì hạn hán, xâm nhập mặn;

Thiếu nước còn do nhu cầu sử dụng tăng do phát triển KT-XH như cho mục đích phát điện, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; do quản trị nước còn hạn chế, chưa tích trữ được nước tại chỗ, chưa điều chuyển nước được từ nơi thừa sang nơi thiếu và cả do chưa sử dụng nước tiết kiệm.

Thách thức thứ hai đó là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng đe dọa nguồn nước ngọt của các sông, nước dưới đất. BĐKH kéo theo hiện tượng thời tiết cực đoan làm gia tăng các loại hình thiên tai như bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, xâm mặn, lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa khô kéo dài và mùa mưa lượng mưa tăng đột ngột; xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, thay đổi lưu lượng dòng chảy... gây áp lực lên hệ thống thủy lợi, mực nước biển dâng cao, hạn chế diện tích canh tác.

 Phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế

Thách thức thứ ba đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Do tăng dân số, phát triển KT-XH nên gia tăng vấn đề xả thải vào nguồn nước các sông, suối. Hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn vào sâu hơn. Do đó, ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất của nhiều địa phương.

Điều này dẫn đến tình trạng có nước nhưng không sử dụng được hoặc sẽ phải tăng chi phí để xử lý nước; đồng thời đặt ra vấn đề cần xây dựng các cống để trữ ngọt, ngăn mặn trên các hệ thống sông này.

Thách thức thứ 4 được Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH-CN-MT nhắc tới đó là nguồn nước phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế.

Tuy Việt Nam có tới 3.500 sông suối có chiều dài từ 10 km trở lên; có 13 lưu vực sông có diện tích lớn hơn 10.000km2 nhưng có 7 lưu vực sông liên quốc gia, phần lưu vực ở nước ngoài chiếm tới 71% lại ở khu vực đầu nguồn. Do đó, chúng ta chịu rủi ro về lượng nước, chất lượng nước rất lớn do các quốc gia thượng nguồn gia tăng các hoạt động thủy điện trên dòng chính sông Hồng, sông Mê Kông làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy, lượng nước phù sa...

Thách thức thứ 5 là khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, đặc biệt với địa bàn có điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Thách thức thứ 6 là vấn đề mâu thuẫn trong sử dụng nước trên cùng lưu vực sông cũng như cho các mục đích sử dụng.

Thách thức thứ 7 đó là vấn đề bảo vệ nguồn sinh thủy.  Hiện nay chất lượng và diện tích rừng đầu nguồn giảm, ảnh hưởng lớn đến khả năng giữ nước của các lưu vực sông; thêm vào đó, việc trồng rừng bằng cây công nghiệp, cây keo, bạch đàn, cao su...cũng không có tác dụng trữ nước trên lưu vực.

Và thách thức thứ 8 đó là hiệu quả sử dụng nước thấp, năng lực khai thác công trình thuỷ lợi chưa còn chưa đáp ứng yêu cầu. 

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Từ vụ nước sông Đà, sông Đuống: An ninh nguồn nước đang bị thách thức!

Thế Lâm |

Không hẹn mà gặp, nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về Luật Đầu tư (sửa đổi) đã cùng có ý kiến nên đưa nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một trong những trường hợp được các đại biểu nêu ra từ đó đề xuất là trường hợp Công ty Nước mặt sông Đuống, đã được doanh nghiệp Thái Lan mua lại 34 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai.

Vụ nước sinh hoạt sông Đà nhiễm dầu là cảnh báo đỏ về an ninh nguồn nước

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Chiều 22.10, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV,  Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà bày tỏ chia sẻ với bức xúc của người dân về sự cố "nước sạch nhiễm dầu thải".

An ninh nguồn nước nhìn từ Đà Nẵng

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Hiện tượng các công ty cấp nước sinh hoạt bán sản phẩm kém chất lượng đã từng xảy ra ở Đà Nẵng cùng nhiều nơi khác, tái diễn và kéo dài hàng chục năm nay. Ban đầu chính quyền thành phố Đà Nẵng cho rằng, cần cổ phần hóa, giao cho tư nhân tham gia quản lý, sẽ góp phần cải thiện chất lượng nước. Thậm chí ngân sách thành phố thường xuyên phải bù đắp vào, để giữ mục tiêu “công ích”.

Dự báo diễn biến nắng nóng và không khí lạnh trong tháng 3 năm nay

AN AN |

Cơ quan khí tượng cảnh báo không khí lạnh còn hoạt động mạnh trong những ngày đầu tháng 3 năm 2023, gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Dân sống trong cảnh nhà cửa xập xệ vì dự án nhiều năm bất động

Hoài Luân |

Đã 4 năm nay, người dân trong vùng Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải sống trong cảnh lo lắng khi nhà cửa nứt nẻ, xập xệ nhưng không được sửa chữa vì dự án vẫn "nằm im bất động".

Chính thức đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, Bộ này đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên đã được hưởng lương hưu.

Tiềm ẩn nguy cơ bị lừa khi sử dụng dịch vụ rút hộ bảo hiểm xã hội một lần

LƯƠNG HẠNH |

Cần tiền gấp khi thất nghiệp, nhiều người lao động tìm đến các hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần nhanh nhất. Từ đó, các dịch vụ này bắt đầu nở rộ tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo người lao động.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Nắng qua kẽ lá

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi:

Tiếng bác sĩ văng vẳng bên tai. Chị ôm bụng bầu năm tháng, ngã quỵ ngay trước sảnh. Lần thứ ba chị nghe tin dữ về đứa con của mình. Năm tháng, bụng đã rất to, đứa trẻ cũng đã cứng cáp nhiều. Chị cứ ngỡ lần này, mọi việc sẽ êm xuôi, hai vợ chồng vui vẻ chuẩn bị đón thiên thần đầu lòng. Nhưng ông trời, có lẽ đã không thương chị, không cho đứa trẻ được chào đời trong ngôi nhà ấy. Chị không thể khóc được nữa, hai đầu gối rung lên bần bật.

Từ vụ nước sông Đà, sông Đuống: An ninh nguồn nước đang bị thách thức!

Thế Lâm |

Không hẹn mà gặp, nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về Luật Đầu tư (sửa đổi) đã cùng có ý kiến nên đưa nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một trong những trường hợp được các đại biểu nêu ra từ đó đề xuất là trường hợp Công ty Nước mặt sông Đuống, đã được doanh nghiệp Thái Lan mua lại 34 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai.

Vụ nước sinh hoạt sông Đà nhiễm dầu là cảnh báo đỏ về an ninh nguồn nước

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Chiều 22.10, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV,  Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà bày tỏ chia sẻ với bức xúc của người dân về sự cố "nước sạch nhiễm dầu thải".

An ninh nguồn nước nhìn từ Đà Nẵng

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Hiện tượng các công ty cấp nước sinh hoạt bán sản phẩm kém chất lượng đã từng xảy ra ở Đà Nẵng cùng nhiều nơi khác, tái diễn và kéo dài hàng chục năm nay. Ban đầu chính quyền thành phố Đà Nẵng cho rằng, cần cổ phần hóa, giao cho tư nhân tham gia quản lý, sẽ góp phần cải thiện chất lượng nước. Thậm chí ngân sách thành phố thường xuyên phải bù đắp vào, để giữ mục tiêu “công ích”.